Văn hóa cắt tóc.

09:28 - 30/09/2021

Sáng nay; khi nghe mình lên kế hoạch ra Tràng Thi cắt tóc; mấy ông bạn học "tư vấn": "anh mua cái tông đơ điện tự cắt lấy là ổn"; hoặc "nhờ vợ cắt xoẹt cái là xong; cần gì phải ra hàng?"...

Tuy nhiên với mình ra hàng cắt tóc; nhất là ra những nơi mà mình đã mấy chục năm nay cắt tóc chỉ với một ông thợ quen thì không chỉ là cắt tóc.

chuy-lg-q3-1632967599.jpg
Ảnh minh họa do tác giả cung cấp.

Sau khi cửa hàng cắt tóc (hợp tác xã cắt tóc) số 6 Tràng Thi đóng cửa; một số thợ cắt tóc ở cửa hàng đó (khoảng 6-8 người; đã nghỉ hưu) chuyển sang thuê một số nhà trong ngõ số 6 Tràng Thi để mở hàng cắt tóc (địa danh đã trở thành thương hiệu). Hôm nay sau mấy tháng phải đóng cửa hàng vì Covid-19 (theo ct 16); các hàng cắt tóc được mở lại theo chỉ thị 15. Mặc dù sáng sớm nay ubnd tp HN mới ban hành chỉ thị; vậy mà 8:00, khách đã xếp hàng khá đông để chờ cắt tóc ở ngõ 6 Tràng Thi.

Tân là một thợ cắt tóc nổi tiếng ở cửa hàng Tràng Thi; anh ấy có nhiều khách "chung thân" và tôi là một trong số ấy. Nhiều lúc; những thợ khác không có khách còn Tân vẫn có 3; 4 khách chờ được cắt; vậy mà chẳng ai chuyển sang thợ cắt tóc khác - thật lạ; mặc dù thợ cắt ở đây toàn tay nghề cao.

Hôm nay; tôi chứng kiến một khách cắt tóc vốn là khách quen của Tân; chắc vội mà Tân lại đông khách nên ông ấy "xin phép" Tân để ông được cắt tóc bởi thợ khác. Tất nhiên Tân rất vui vẻ ok (vì lẽ ra ông đâu cần xin phép Tân). Sau khi được thợ khác cắt tóc xong; ông ấy còn quay lại chỗ Tân cám ơn rồi mới về - người Hà Nội hay thật.

Tôi chờ khoảng 1 giờ 30 phút mới tới lượt được Tân cắt tóc. Vừa ngồi vào ghế thì có một ông khách ngoài 70 tuổi; tay xách hai túi hàng (chắc vừa mua ngoài siêu thị) bước vào (ông ta là khách quen của một nữ cắt tóc cùng cửa hàng với Tân). Ông khách vui vẻ chào mọi người "chào mọi người; mấy anh chị hoạt động từ sáng đến giờ đã mỏi tay chưa?". Mọi người cười vui vẻ vì câu chào kiểu Karaoke kê đó; ông khách tiếp lời "các anh chị phải lấy máy hút để hút bớt lông đi chứ" - thật hài phải không; hết mệt mỏi vì chờ đợi.

Tôi hỏi Tân "mấy tháng vừa rồi ông vẫn đi cắt tóc đều đấy chứ?". "Em vẫn đi liên tục". "Hèn gì tôi thấy mấy ông lãnh đạo nhà nước; lãnh đạo thành phố trên tv, đầu tóc lúc nào cũng gọn gàng". Tân cười; Tân luôn là thợ cắt tóc cho các yếu nhân. Tôi hỏi tiếp "vậy ông phải có giấy phép đi đường chứ?". "Em có chứ; giấy nghiêm chỉnh là khác". Vậy đấy; một đồng nghiệp cũ của tôi phải đợi đến ngày hôm nay để ra phố Thuốc Bắc, mua một cái bản lề tủ về thay thế cho cái bị hỏng trong thời kỳ giãn cách (vì không có giấy phép đi đường); nhưng với Tân - một thợ cắt tóc bình dân lại được cấp giấy phép để đi từ bên kia sông Hồng vào nội thành HN chỉ để cắt tóc cho yếu nhân. "Ông phải giữ mấy cái giấy phép ấy làm kỷ niệm nhé; lịch sử đấy"; tôi khuyên Tân; Tân cười. Lần tới; khi ra cắt tóc chắc tôi phải đề nghị Tân cho tôi xem cái giấy phép đi đường của anh ta trong thời kỳ giãn cách mới được - tò mò quá.

Trên đường đi chụp mấy bức ảnh để kỷ niệm ngày chuyển đổi. Trường trung học cs CVA chuẩn bị đón học sinh tựu trường; đường Phan Đình Phùng; Hồ Gươm vẫn bị chăng dây...

Theo Chuyện làng quê

https://vanhoavaphattrien.vn/van-hoa-cat-toc-a6990.html