Các cống dưới đê là một trong những công trình phòng, chống thiên tai, góp phần đảm bản an toàn hệ thống đê điều trong mùa mưa bão hằng năm tại Hà Nội. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Một số cống dưới đê ở Hà Nội đã được xây dựng từ lâu là cống Liên Mạc, Long Tửu. Cùng với đó, các cống mới xây dựng chưa trải qua các trận lũ lớn đang đứng trước thử thách khi mùa mưa bão đang tới.(Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Khu vực cống đê trên địa bàn xã Hải Bối (Đông Anh, Hà Nội) với bờ kè chắc chắn và các hạng mục còn mới, tuy nhiên ‘tân binh’ này chưa trải qua trận mưa lũ lớn nào. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Ngoài những cống đê mới, cống Liên Mạc (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) được người Pháp xây dựng từ năm 1938, nằm bên bờ hữu đê sông Hồng. Cống gồm 4 cửa lấy nước rộng 3m. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Theo ghi nhận hình ảnh thực tế vào những ngày cuối tháng 7/2023, đoạn cống đê này có những vết nứt và bong tróc bêtông. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Hình ảnh ghi nhận thực tế cho thấy một số đoạn cửa cống đê Liên Mạc đã bong tróc, cốt kim loại bên trong đã hoen gỉ. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Cây cỏ mọc ra từ vết nứt trên thành cống đê Liên Mạc (Bắc Từ Liêm, Hà Nội). (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Trước đó, năm 2000, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đầu tư gia cố cống Liên Mạc và xây dựng cống Liên Mạc 2 ở hạ lưu cống Liên Mạc với nhiệm vụ giải quyết giao thông, tăng cường ổn định và khả năng chống lũ cho cống Liên Mạc trong mùa lũ. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Từ khi được tu bổ, nâng cấp đến nay, cống Liên Mạc và Liên Mạc 2 chưa trải qua thử thách với những cơn lũ lớn nào. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Bên cạnh đó, đáy cống ở cao trình thấp, tường ngực cống vẫn có hiện tượng bị thấm, do vậy vẫn cần theo dõi chặt chẽ, xây dựng phương án bảo đảm an toàn cho cống trong mùa mưa bão năm 2023. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)