Sau phán quyết của Toà án huyện Mê Linh, một công dân làm đơn kháng cáo

17:18 - 25/11/2022

Sinh sống ổn định trên diện tích đất 1200m2 được cấp GCNQSDĐ, tuy nhiên ông Trị bỗng dưng trở thành "bị đơn".

Ngày 31/10/2022 vừa qua, vụ án “Tranh chấp chia thừa kế, hủy giấy chứng nhận QSDĐ, hủy hợp đồng tặng cho QSDĐ, hủy hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ" giữa: Nguyên đơn là ông Trịnh Duy Trí với bị đơn là ông Trịnh Quốc Trị đã được đưa ra xét xử, tuy nhiên sau khi kết thúc phiên tòa, bị đơn đã tiếp tục có đơn kháng cáo toàn bộ bản án của phiên xét xử này.

Bị đơn tiếp tục kháng cáo sau khi Tòa án Nhân dân huyện Mê Linh tuyên án.

Bị đơn tiếp tục kháng cáo sau khi Tòa án Nhân dân huyện Mê Linh tuyên án.

Theo bản án số 63/2022/DSST ngày 31/12/2022 của TAND huyện Mê Linh nêu: Cụ Trịnh Duy Trữ (mất năm 1959) có 02 vợ, vợ cả Nguyễn Thị Trường (mất năm 1974) không có con; vợ 2 Cụ Nguyễn Thị Chung (mắt năm 2003) cả 3 đều sinh sống trên mảnh đất thuộc thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.

Cụ Trữ và cụ Chung có 7 người con, trong số đó đã có 4 người mất từ khi bố mẹ còn sống và 4 người này đều không có các hàng thừa kế khác. Cụ Trữ và cụ Chung khi ấy còn lại 3 người con trai là ông Trịnh Quốc Trị sinh năm 1940; Trịnh Duy Trí, sinh 1943 (mất năm 2014) và Trịnh Tài Tuệ, sinh năm 1949.

Tài liệu xác minh tại UBND xã Tiền Phong thì toàn bộ diện tích đất thửa 275 và thửa 319 mà gia đình ông Trí và ông Trị đang sử dụng tại thôn Yên Nhân theo bản đồ đo đạc năm 1985 gồm 05 thửa đất liền kề là các thửa số 213,214,216,217,229 với tổng diện tích 1.297m2 và cả 05 thừa này chỉ có 01 lỗi đi.

Theo bản đồ năm 1997 thì 05 thửa đất trên được chia thành 02 thửa; thửa số 319, tờ bản đồ 18, diện tích 1.200m2 (được tách ra từ thửa 214,216,217 và một phần thửa 229) đứng tên chủ sử dụng là ông Trị đã được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ vào năm 2011.

Ông Trị cũng đã tặng quyền sử dụng đất cho vợ mình là bà Nguyễn Thị Lan cùng các con là anh Trịnh Quốc Lưu, Trịnh Quốc Long, Trịnh Quốc Luân.

Thửa 275, tờ bản đồ 18, diện tích 256m2 (tách ra từ thừa 213 và một phần thửa 229) mang tên chủ sử dụng là bà Ngạc (vợ ông Trí) đã được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ vào năm 2011 hiện nay các con của ông Trí đang sử dụng.

Hồ sơ địa chính lưu trữ tại UBND xã Tiền Phong, huyện Mê Linh thể hiện tại bản đồ đo đạc 299 năm 1985, sổ dã ngoại và tính diện tích (Số mực kê đất đai) khu Làng Yên, xã Tiền Phong do Trung tâm công nghệ địa chính thuộc Sở địa chính tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện tháng 5/1997, Bản đồ địa chính năm 1997 do Trung tâm đo đạc bản đồ tỉnh Vĩnh Phúc lập đều ghi ông Trị là chủ sử dụng đất.

Bản án sơ thẩm số 82/2020/DS-ST ngày 11/9/2020 của TAND Mê Linh đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện việc chia thừa kế đối với riêng thửa đất 319 và tuyên huỷ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Trịnh Quốc Trị, huỷ các hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất đối với anh Trịnh Quốc Lưu, Trịnh Quốc Long, Trịnh Quốc Luân, bà Nguyễn Thị Lan.

Tại phiên tòa phúc thẩm, TAND thành phố Hà Nội đã tuyên hủy một phần Bản án sơ thẩm số 82/2020/DS-ST ngày 11/9/2020 của TAND Mê Linh và giao hồ sơ cho TAND huyện Mê Linh giải quyết, xét xử lại từ giai đoạn sơ thẩm.

Khu đất nhà anh Trịnh Quốc Lưu (Con trai ông Trịnh Quốc Trị) đã sinh sống ổn định từ khi sinh ra.

Khu đất nhà anh Trịnh Quốc Lưu (Con trai ông Trịnh Quốc Trị) đã sinh sống ổn định từ khi sinh ra.

Mới đây tại phiên xét xử sơ thẩm ngày 31/10/2022, TAND huyện Mê Linh đã tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện thu hồi và huỷ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Trịnh Quốc Trị, huỷ các hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất cấp cho anh Trịnh Quốc Lưu, Trịnh Quốc Long, Trịnh Quốc Luân, bà Nguyễn Thị Lan và chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.

Bản án cũng nêu: “Xác nhận thửa đất số 319, tờ bản đồ 18, diện tích 1.200m (Trong đó có 900m2 đất ở và 300m2 đất vườn) và thửa đất số 275, tờ bản đồ 18, diện tích 250m đất ở tại thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội là di sản thừa kế của cụ Trịnh Duy Trữ, cụ Nguyễn Thị Trường và cụ Nguyễn Thị Chung. Có tổng giá trị 9.064,200.000₫ (Chín tỷ, không trăm sáu mươi tư triệu, hai trăm nghìn đồng)

Diện tích đất ở 1.156m2 chia cho ông Tuệ 368m2 đất ở còn 788m2 chia đều cho ông Trí, ông Trị mỗi người được 394m2 đất ở; 300m2 đất vườn chia cho ông Trí, ông Trị mỗi người 150m2.

Như vậy ông Tuệ được chia 368m2 đất ở trị giá 2.870,4000001 (Hai tỷ, tám trăm bảy mươi triệu, bốn trăm nghìn đồng), ông Trị mỗi người được chia 514m2 (trong đó 394m2 đất ở, 150m dài vườn) trị giá 3 096.900.000d (Ba tỷ, không trăm chín mươi sáu triệu, chín trăm nghìn đồng).

Ngay sau khi có bản án, anh Lưu cùng các con của ông Trí đã có đơn kháng cáo lại toàn bộ bản án sơ thẩm số 63/2022/DSST của TAND huyện Mê Linh.

Tòa án đã tiếp nhận đơn kháng cáo của nguyên đơn.

Tòa án đã tiếp nhận đơn kháng cáo của nguyên đơn.

Bởi theo anh Lưu: “Việc TAND huyện Mê Linh chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về việc tranh chấp chia thừa kế, huỷ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, huỷ hợp đồng tặng cho QSDĐ, huỷ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất để yêu cầu chia di sản thừa kế là quyền sử dụng thửa đất số 319, thuộc tờ bản đồ số 18 với diện tích là 1200m2 ở tại xóm Cầu, thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh là không có căn cứ, không có cơ sở pháp lý.

Bản án dân sự sơ thẩm số 63/2022/DSST ngày 31/10/2022 của TAND huyện Mê Linh đã vi phạm điều kiện có căn cứ và hợp pháp theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự và cũng không đúng với hướng dẫn về thẩm quyền của Toà án được quy định tại tiểu mục 1.4 mục 1 phần II Nghị quyết số 02/2004/QĐ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC về việc áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình.

Cùng với đó, việc Toà án nhân dân huyện Mê Linh quyết định huỷ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Trị và huỷ các hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất cấp cho anh Trịnh Quốc Lưu, Trịnh Quốc Long, Trịnh Quốc Luân, bà Nguyễn Thị Lan là không đúng quy định của pháp luật về đất đai.

Hơn nữa, việc UBND huyện Mê Linh cấp GCNQSDĐ cho ông Trịnh Quốc Trị, anh Trịnh Quốc Lưu, anh Trịnh Quốc Long, anh Trịnh Quốc Luân, bà Nguyễn Thị Loan đã đảm bảo đầy đủ điều kiện đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15/10/1993 và không có tranh chấp căn cứ theo quy định của Luật Đất đai năm 2003.

Theo hồ sơ địa chính lưu trữ tại UBND xã Tiền Phong bao gồm bản đồ đo đạc 299 năm 1985, sổ dã ngoại và tính diện tích (sổ mục kê đất đai) khu Làng Yên xã Tiền Phong do Trung tâm công nghệ địa chính thuộc Sở địa chính tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện tháng 5/1997; Bản đồ địa chính năm 1997 do Trung tâm đo đạc bản đồ tỉnh Vĩnh Phúc lập đều thể hiện bố tôi ông Trịnh Quốc Trị là người trực tiếp quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài đối với thửa đất 319, diện tích 1200m2 ở tại xóm Cầu, thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong.

Đồng thời bố tôi là người trực tiếp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính trong quá trình quản lý và sử dụng đất theo Nghị định số 198/2004/NĐ/CP điều này đực thể hiện tại các bút lục số 44, 46, 47, 48...54 hay tại các bút lục từ 224 đến 237.

Bên cạnh đó, trước thời điểm bố tôi được cấp GCNQSDĐ nêu trên không có bất cứ tài liệu, chứng cứ nào trong hồ sơ địa chính lưu trữ tại UBND xã Tiền Phong chứng minh quyền sử dụng đất đối với thửa đất nêu trên là của cụ Chung, cụ Trữ là bố mẹ của bố tôi.

Việc UBND huyện Mê Linh cấp GCNQSDĐ cho bố tôi cùng các anh em của tôi đã được ông Phạm Minh Giáp thừa uỷ quyền của ông Đoàn Văn Trọng, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh khai trong bản tự khai ngày 29/11/2019 là đúng với các quy định và trình tự trong thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên những chứng cứ tài liệu này cũng không được Toà cấp sơ thẩm xem xét một cách khách quan, thấu tình đạt lý.

Chính vì vậy, anh Lưu mong rằng cấp phúc thẩm sẽ có phán quyết công tâm, đúng pháp luật để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của gia đình anh.