Điện ảnh hay còn được gọi là môn nghệ thuật thứ 7. Phương tiện để chuyển tải môn nghệ thuật này đến với công chúng, chủ yếu là hệ thống các rạp chiếu phim. Thời Pháp thuộc gọi là Cinema hay gọi theo cách dân dã của dân ta là Chớp bóng. Nhờ có hàng loạt các rạp Cine'(rạp chớp bóng hay rạp chiếu phim) được xây dựng ở Hà Nội từ rất sớm nên công chúng Hà Nội cũng được đón nhận môn nghệ thuật thứ 7 này từ rất sớm.
Qua bài viết này, tôi xin gửi đến quý vị một thống kê về các rạp chiếu phim ở Hà Nội được xây dựng từ thời Pháp thuộc, sau tiếp quản Thủ đô đươc cải tao lại và một số ít rạp xây dựng mới đến ngày nay. Tôi tin rằng mỗi thế hệ người Hà Nội, mỗi con người Hà Nội đều có những kỷ niệm sâu sắc và gắn bó với từng rạp chiếu phim của Hà Nội. Tôi được biết có cụ đến tận bây giờ vẫn có thể đọc vanh vách tên các rạp chiếu phim ở Hà Nội, nhớ tên những bộ phim chiếu cách đây 50-60 năm.Và thậm chí có cụ còn giữ được những tấm vé vào cửa, những tờ rơi giới thiệu nội dung, chương trình buổi chiếu phim mà chúng tôi quen gọi là tờ Progaramme.
Trong quá trình truy cập thông tin chắc chắn sẽ thiếu sót về số lượng rạp, năm xây dựng, địa chỉ, sự đổi tên rạp, hình ảnh rạp.....mong quý vị bổ sung cho những thiếu sót đó để thống kê này được đầy đủ và chuẩn xác hơn.
1* GRAND CAFE
Năm 1899, một bộ phim được chiếu lần đầu tiên ở Hà Nội, tại sảnh lớn trong KS Metropole gọi là Grand Cafe ở số nhà 15 phố Ngô Quyền. Đó là một bộ phim câm có tên là Thần Cọp.
2* Rạp PATHE'
Rạp được xây dựng ở đầu hồi đền Bà Kiệu đối diện đền Ngọc Sơn, khánh thành ngày10/8/1920, đến 1933 thì bị dỡ bỏ. Đây chính là rạp chiếu phim đầu tiên của Hà Nội, cũng là đầu tiên ở Đông Dương.
3* Rạp TONKINOIS
Khánh thành năm 1921 ở số nhà 33 phố Hàng Quạt(nay là phố Lương Văn Can). Trước ngày tiếp quản có tên là Cinema Moderne, có thời gian đổi tên là Thái Bình Dương, rồi Thủ Đô. Nay là trụ sở đoàn ca múa Thăng Long.
Tại đây vào năm 1928 lần đầu tiên chiếu một bộ phim có đường tiếng (sonore).
4* Rạp PALACE
Xây dựng năm 1922 ở 42 phố Tràng Tiền. Thời tạm chiếm năm 1947 đổi tên là Eden, nay là rạp Công Nhân đồng thời là trụ sở của Nhà hát kịch Hà Nội.
5* CINE' FAMILY
Địa chỉ 53 phố Hàng Buồm.
6* Rạp KIM MÔN
Địa chỉ 88 phố Hàng Buồm
7* CINE'MA TRUNG QUỐC
Xây dựng 1930 ở 72 phố Hàng Bạc, sau là nhà hát Tố Như, rồi là rạp Kim Chung và sau tiếp quản Thủ đô là rạp Chuông Vàng Thủ đô.
8* Rạp PHILHARMONIQUE (hội Âm nhạc)
Xây dựng 1932 ở số nhà 57B Đinh Tiên Hoàng, sau tiếp quản Thủ đô là rạp Hòa Bình, nay là nhà hát múa rối nước Thăng Long.
9* Rạp MAJESTIC
Xây dựng 1932 ở số nhà 45 phố Hàng Bài. Sau tiếp quản Thủ đô là rạp Tháng Tám.
10* Rạp CIRO'S
Xây dựng 1933, ở 19 phố Hàng Bài, sau tiếp quản Thủ đô là rạp Kim Đồng chuyên chiếu phim phục vụ thiếu nhi.
11* Rạp OLYMPIA
Xây dựng năm 1936 ở 51 phố Đường Thành nay là nhà hát Hồng Hà.
12* Rạp BẮC ĐÔ
Xây dựng 1938 ở 39 phố Hàng Giấy nay không chiếu phim, cho Cty Bia thuê lâu dài và hiện nay là trường mầm non Họa My.
13* Rạp KINGDO
Ở địa chỉ 57 phố Cửa Nam, sau tiếp quản Thủ đô là rạp Kinh Đô, nay là Cty Điện ảnh và băng hình.
14* Rạp ĐÔNG ĐÔ
Ở phố Lương Ngọc Quyến
15* Rạp CINEMA CLUB
Ở cạnh nhà in Ideo trên đường Yên Phụ.
16* Rạp LỬA HỒNG
Là rạp của hội Hướng Đạo Bắc kỳ ở 126 phố Hàng Trống (trong ngõ cạnh UBND quận Hoàn Kiếm ngày nay)
17* CINEMA HANOI
Một rạp nhỏ ở góc phố Huế - Trần Nhân Tông, đối diện chợ Hôm.
18* CINEMA CLUB
Ở địa chỉ 32 phố Tràng Tiền(hình như có thời gian mang tên là rạp Thống Nhất)
19* Rạp ĐẠI ĐỒNG
Xây dựng năm 1953 ở 46 phố Hàng Cót, đến 1954 là của hãng nước mắm Vạn Vân do nhạc sỹ Đoàn Chuẩn là con trai thứ làm giám đốc, rạp vừa chiếu phim vừa biểu diễn ca nhạc. Nay là trung tâm Văn hóa quận Hoàn Kiếm.
20* Rạp MELING
Xây dựng năm 1953 ở 88 phố Lò Đúc, sau tiếp quản Thủ đô là rạp Mê Linh, ngày nay không chiếu phim thay đổi công năng sử dụng .
21* Rạp DÂN CHỦ
Xây dựng 1954 ở 211 phố Khâm Thiên, hiện nay không chiếu phim.
22* Rạp ĐẠI NAM
Ở địa chỉ 89 phố Huế, sau ngày tiếp quản Thủ đô vẫn chiếu phim, hiện nay đã phá đi xây dựng lại thành nhà hát Tuồng, Chèo.
23* Rạp LONG BIÊN
Ở địa chỉ 78 phố Hàng Chiếu.
24* Rạp BẠCH MAI
Ở địa chỉ 437 phố Bạch Mai, hiện nay không chiếu phim chuyển sang hoạt động dịch vụ.
25* Rạp ĐẶNG DUNG
Ở địa chỉ 17-19 phố Đặng Dung.
26* Rạp ĐỐNG ĐA
Rạp này xây dựng mới vào thập niên 70 của tk trước ở khu vực Vĩnh Hồ, nay là phố Thái Thịnh.
27* Rạp KHĂN QUÀNG ĐỎ
Xây dựng trong Cung Thiếu nhi Hà Nội ở 36 phố Lý Thái Tổ phục vụ cho Thiếu niên, nhi đồng.
28* FAFILM CINEMA
Xây dựng trong khu vực của công ty phát hành phim thuộc cục Điện ảnh, nay lá số nhà 19 đường Nguyễn Trãi.
29* Rạp NGỌC KHÁNH
Xây dựng năm 1990 ở 523 phố Kim Mã, là nơi đầu tiên chiếu phim 3D. Hiện nay vẫn hoạt động thuộc Viện phim Việt Nam.
30* Rạp LÝ NAM ĐẾ
Ở địa chỉ 17 phố Lý Nam Đế vốn là Điện ảnh Quân đội, nay không hoạt động kinh doanh chiếu phim nữa.
31* Rạp NGỌC HÀ
Ở phố Ngọc Hà, quận Ba Đình.
32* CINEMA SINH VIÊN
Rạp xây dựng trên đảo hồ Thiền Quang.
33* Rạp TRUNG TÂM CHIẾU PHIM QUỐC GIA
Ở địa chỉ 87 phố Láng Hạ, hiện nay vẫn đang hoạt động.
34* Rạp FANSLAND
Xây dựng 1994 ở 83 phố Lý Thường Kiệt.(mô hình tư nhân).
35* CINEMATHEQUE
Ở địa chỉ 22A phố Hai Bà Trưng.
36* Rạp NEW AGE CINEMA
Ở địa chỉ 45 Phố Hàng Bài bên cạnh rạp Tháng Tám.Thời Pháp thuộc từng là rạp Studio.
*
Ngoài các rạp chiếu phim còn có các bãi chiếu phim ngoài trời ở ven đô và các huyện ngoại thành như Mai Động, Lương Yên, Khương Thượng, Cầu Giấy, Yên Phụ, Gia Lâm. Các đội chiếu bóng lưu động phục vụ theo nhu cầu cho các cơ quan, trường học.
Từ thập niên 90 đến nay, khi mà phim truyền hình lên ngôi cả về nội dung và chất lượng nghệ thuật, đã chinh phục được sự mến mộ của công chúng trước màn ảnh nhỏ mà hững hờ, quay lưng với các rạp chiếu phim. Đại bộ phận các rạp chiếu phim ở Hà Nội phải đóng cửa, thay đổi công năng sử dụng sang các hoạt động dịch vụ ăn chơi hoặc cho thuê. Nếu có rạp nào còn hoạt động thì cũng chỉ thoi thóp, cầm chừng. Có thể nói sự bùng nổ của công nghệ Truyền hình đã bóp chết ngành công nghệ chiếu phim ở các rạp.
34 Một số tờ Programme
Ảnh sưu tầm trên mạng và xin phép dùng ảnh của các bạn là chuyên gia sưu tầm ảnh tư liệu cổ đã đăng trên các trang, nhóm.