Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, những ứng dụng như GoFood đã giúp nhiều cửa hàng tiếp cận lượng người tiêu dùng lớn, từ đó vượt qua 'giông bão' COVID-19, thúc đẩy phục hồi kinh tế.

Khi "quán nhỏ vượt sóng to"

“Giữa lúc vợ chồng tôi đang hoang mang nhất do đại dịch thì may mắn được Gojek hỗ trợ kịp thời, tập huấn và đưa quán của chúng tôi lên GoFood. Nhờ lên ứng dụng mà quán được nhiều khách biết đến, bán ổn định hơn, giúp tôi tự chủ hơn về tài chính,” chị Lê Thị Thu, chủ quán Lẩu bé Nâu, một trong những người được Gojek hỗ trợ trong chiến dịch năm 2021 kể lại.

Không chỉ chị Thu, gần một trăm cửa hàng kinh doanh ăn uống vừa và nhỏ khác đã được Gojek đào tạo, tư vấn và hỗ trợ khởi nghiệp trong khuôn khổ chiến dịch “Để không ai bị bỏ lại phía sau” vào năm 2020 và 2021. Ngày 1/11 vừa qua, Gojek đã khởi động mùa 3 của chiến dịch với dự án “Quán nhỏ vượt sóng to” tại Việt Nam, nhằm hỗ trợ các cửa hàng vừa, nhỏ và siêu nhỏ cải thiện sinh kế nhờ chuyển đổi số.

[Hàng quán nhỏ cũng bán online: Trào lưu hay nhu cầu thiết yếu?]

Thông qua dự án này, hàng chục nghìn cửa hàng vừa, nhỏ và siêu nhỏ tại Việt Nam sẽ có thể truy cập vào một thư viện thông tin miễn phí, nhằm giúp họ khởi nghiệp và phát triển kinh doanh trực tuyến trong lĩnh vực ẩm thực. Ngoài ra, Gojek cũng sẽ hợp tác với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh để trao quyền và nâng cao kỹ năng cho 200 người phụ nữ làm chủ, nhằm giúp họ tận dụng thương mại điện tử để tiếp cận các cơ hội thu nhập mới, giảm bớt rào cản liên quan đến tăng trưởng kinh tế-xã hội. 

Quan nho vuot song to: Gojek la 'ba do' giup cua hang nho phat trien hinh anh 1Gojek đã ký kết hợp tác với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh để nâng cao kỹ năng cho phụ nữ. (Ảnh: V.C/Vietnam+)

Với việc xây dựng một thư viện thông tin trực tuyến, dự án “Quán nhỏ vượt sóng to” hướng tới việc trang bị cho các cửa hàng vừa, nhỏ và siêu nhỏ các kiến thức, kỹ năng và công cụ cần thiết để có thể bắt tay vào việc bán hàng và duy trì hoạt động kinh doanh ổn định, linh hoạt trên cơ sở tận dụng được thế mạnh của nền tảng kỹ thuật số, từ đó giúp họ bắt kịp xu hướng của thị trường cũng như những thay đổi trong thói quen và nhu cầu của người tiêu dùng. Từ các nội dung về cách xác định khách hàng mục tiêu, chính sách định giá đến phương pháp quản lý nguyên vật liệu, marketing, quy trình đóng gói, giao hàng... trang thông tin của Gojek có thể coi là một thư viện tổng hợp dành riêng cho các cửa hàng kinh doanh ẩm thực.

Đẩy mạnh chuyển đổi số để tiếp cận khách hàng

Thông qua việc hợp tác với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh, Gojek sẽ cùng với các đối tác đào tạo kỹ năng kinh doanh, tập trung vào các chủ đề lập kế hoạch tài chính, quản lý kinh doanh và cách vận hành một cửa hàng trực tuyến. Sau khi hoàn thành khóa đào tạo, các học viên có thể bắt tay vào xây dựng một cửa hàng kinh doanh ẩm thực trên GoFood - nền tảng giao đồ ăn trực tuyến của Gojek, để có thể tiếp cận hàng triệu người đang sử dụng ứng dụng Gojek tại Việt Nam.

Ông Phùng Tuấn Đức, Tổng Giám đốc Gojek Việt Nam cho biết: “Những bất ổn về kinh tế sau đại dịch đang tạo ra nhiều thách thức đáng kể cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Do đó, các doanh nghiệp truyền thống này cần nhanh chóng chuyển mình để trở thành một doanh nghiệp số thì mới có thể thích nghi được với những thay đổi trong hành vi cũng như thói quen mua hàng của người tiêu dùng. Tại Gojek, chúng tôi tin rằng việc chuyển đổi số không chỉ liên quan đến công nghệ, mà còn cần cả kiến thức và kỹ năng. Thông qua sáng kiến lần này, chúng tôi mong muốn trao quyền cho các chủ doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, đặc biệt là đối tượng phụ nữ, để họ có thể tận dụng và hưởng lợi từ việc tiếp cận nền kinh tế kỹ thuật số, với mục tiêu cuối cùng là tăng các cơ hội thu nhập.”

Quan nho vuot song to: Gojek la 'ba do' giup cua hang nho phat trien hinh anh 2Ông Phùng Tuấn Đức, CEO của Gojek. (Ảnh: V.C/Vietnam+)

Bà Trần Thị Phương Hoa, Ủy viên Ban chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh cho hay doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế gia đình nhưng còn gặp không ít rào cản trong quá trình chuyển đổi số.

"Do vậy, các giải pháp hỗ trợ toàn diện để giúp họ có thể thích ứng nhanh với bối cảnh mới khi nền kinh tế đang phục hồi là hết sức cần thiết. Việc hợp tác với Gojek sẽ là nền tảng cho các dự án trong tương lai, giúp tạo ra tác động tích cực trong cộng đồng nói chung và cho các chị em phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nói riêng," bà Phương Hoa nhấn mạnh.

Trong mùa 1 và mùa 2 của chiến dịch, Gojek đã tổ chức các buổi đào tạo và tư vấn cho gần một trăm cửa hàng kinh doanh ăn uống, hỗ trợ họ khởi nghiệp và phát triển hoạt động kinh doanh ẩm thực trực tuyến trên nền tảng GoFood. Trong năm 2022, Chương trình CafeTek của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục đồng hành cùng dự án “Quán nhỏ vượt sóng to.” Ngoài ra, công ty Xiaomi cũng sẽ tham gia dự án dưới hình thức tặng điện thoại thông minh và đào tạo, hướng dẫn các học viên sử dụng điện thoại thông minh để chụp ảnh món ăn. 

Nhà báo Ngô Trần Thịnh - Chủ nhiệm sản xuất chương trình Cuộc sống tương lai Cafetek - Ban Thời sự - Đài Truyền hình TPHCM, chia sẻ: “Đồng hành cùng Gojek và các đối tác của Gojek trong suốt hai mùa trước của chiến dịch 'Để không ai bị bỏ lại phía sau,' chúng tôi vô cùng cảm động. Chúng tôi không mong muốn gì hơn là tiếp tục truyền cảm hứng cho hàng triệu người phụ nữ Việt Nam, để họ có thể sẵn sàng làm chủ công nghệ, làm chủ hoạt động kinh doanh và làm chủ cuộc đời”./.

Nhà hàng, quán ăn muốn hoạt động trên GoFood chỉ cần cung cấp thông tin trên trang đăng ký trực tuyến vào bất cứ lúc nào và hoàn toàn không mất phí. Sau 10-14 ngày làm việc tính từ thời điểm gửi hồ sơ trực tuyến, nếu hồ sơ đáp ứng đủ yêu cầu, gian hàng có thể hoạt động trên GoFood.

Độc giả có thể đăng ký gian hàng GoFood trực tuyến ngay tại đây.

 

PV (Vietnam+)
https://www.vietnamplus.vn/quan-nho-vuot-song-to-gojek-la-ba-do-giup-cua-hang-nho-phat-trien/827282.vnp