Nghệ nhân, thanh đồng Nguyễn Thị Cúc – Đạo Mẫu gắn với cội nguồn dân tộc
11:26 - 17/07/2021
Hơn chục năm làm việc tâm linh bà luôn hướng thiện và giúp đỡ cho rất nhiều người. Hàng năm, bà luôn dành một quỹ thời gian, công sức và tiền bạc của mình để tham gia các công tác an sinh xã hội, cũng như giúp đỡ những gia đình nghèo khó, những mảnh đời bất hạnh trong xã hội.
Nếu như tín ngưỡng thờ Mẫu xuất hiện sớm và khá phổ biến ở nước ta thì tín ngưỡng thờ Mẫu ở tỉnh Thanh Hóa cũng phổ biến và đa dạng như thờ mẹ Âu Cơ sinh ra con dân đất Việt. Mỗi địa phương của Thanh Hóa lại có nhiều đền, điện, chùa thờ Mẫu mà ở đó những đồng thầy một lòng trung trinh với đạo Mẫu, cống hiến hết mình cho đạo Mẫu và nghệ nhân Nguyễn Thị Cúc chính là một con người như vậy.
Nghệ nhân Nguyễn Thị Cúc sinh ngày 20 tháng 10 năm 1976 trên mảnh đất Hà Trung, Thanh Hóa, một trong những miền đất in dấu sâu đậm của Đạo Mẫu. Ngay từ khi còn nhỏ, bà đã có nhân duyên biết đến việc hầu Thánh, có những biểu hiện kì lạ khó lí giải ngay cả bản thân bà và gia đình cũng không giải thích được. Năm ấy, bà ốm đau bệnh tật liên miên, có lần nằm liệt nửa người, bố mẹ tìm khắp các thầy chữa trị bệnh nhiều nơi nhiều cửa nhưng đều không khỏi, chỉ khi được kêu tới cửa Cha cửa Mẹ, bà như được cởi bỏ “chiếc áo” bệnh tật khoác trên mình mà hoan hỷ hầu Cha hầu Mẹ. Thầy Cúc ngẫm lại, hầu hết những thanh đồng có căn có số, khi sát căn, các lính ghế của Ngài đều bị nhà Ngài thử thách không mắc bệnh tật khó chữa thì cũng đủ bấy nhiêu kiếp nạn. Có lẽ mệnh làm con tứ phủ chẳng mong cầu gì hơn là bản thân có thể “Yên căn, yên số, yên sổ thiên đình”; Nghệ nhân Nguyễn Thị Cúc cũng chỉ mong cầu có vậy. Có nhiều quyết định trong cuộc đời nghệ nhân Nguyễn Thị Cúc, nhưng cho đến thời điểm hiện tại việc đi theo con đường thờ Mẫu bà cảm thấy là điều rất đúng đắn nhất. Từ khi bà có căn duyên và được sự đồng thuận của gia đình đến với đạo Mẫu, bà nhận thấy bản thân đã thay đổi nhiều, sống hoàn thiện hơn, cuộc sống yên bình hơn. Bước đường nào cũng có những khó khăn, một cuộc sống bình thường cũng có nhiều thăng trầm nhưng bà đã một lòng quyết tâm đi theo con đường mà bà đã chọn. Cho đến nay, với tấm lòng và tâm huyết của mình, bà trở thành một thanh đồng xuất sắc và gương mẫu trong cả cuộc sống đời thường cũng như khi thực hiện các nghi lễ hầu đồng. Do vậy, bà càng phải phụng sự Mẫu, lập điện thờ Ngọc Linh Điện tại tư gia và làm việc có ích cho đời. Ăn lộc của Mẫu, bà nguyện dốc sức dốc lòng giúp đỡ mọi người, sống trọn đạo nghĩa tình để cuộc sống thêm tốt đời đẹp đạo. Bà cũng mong mỏi đạo Mẫu sẽ ngày càng được nhiều người tin yêu, có cái nhìn khách quan và trân trọng đối với một tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc này.
Thuộc thế hệ thanh đồng sinh ra trong những thập niên 70, nghệ nhân Nguyễn Thị Cúc luôn hết lòng sống vì đạo. Bà luôn cho rằng việc kế thừa và phát huy những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu là việc làm hàng ngày của tất cả mọi người chứ không chỉ của riêng ai. Hiểu được đạo đã khó, những người con Cha con Mẹ hành đạo và giữ được đúng đạo lại càng khó hơn. Chính bởi thế giữ cho mình một cái “Tâm sáng” luôn là kim chỉ nam sống và hành đạo của nghệ nhân Nguyễn Thị Cúc. |
Hơn chục năm làm việc tâm linh bà luôn hướng thiện và giúp đỡ cho rất nhiều người. Hàng năm, bà luôn dành một quỹ thời gian, công sức và tiền bạc của mình để tham gia các công tác an sinh xã hội, cũng như giúp đỡ những gia đình nghèo khó, những mảnh đời bất hạnh trong xã hội. Có thể kể đến như trong đợt lũ lụt lịch sử miền Trung bà đã đồng hành cùng đoàn thể địa phương lênh đênh trên con thuyền chở nhu yếu phẩm thiết yếu để ủng hộ những gia đình gặp nạn, hay như tham gia chương trình từ thiện “Tổ quốc linh thiêng” do Báo Lao động và xã hội đứng ra tổ chức đi hỗ trợ từng gia đình thương bệnh binh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong cuộc sống... Ngoài ra, bà kêu gọi mạnh thường quân, mọi người cùng chung tay xây dựng tu bổ đền chùa, sửa chữa lại các di tích tại địa phương cũng như trên cả nước. Bởi lẽ bà hiểu hơn ai hết là một đồng thầy có “Tâm, Tài” để mọi người theo không hề đơn giản. Đồng thầy là người phải hiểu được tường tận những đạo lý, nguyên tắc căn bản trong tứ phủ công đồng. Những người thầy có tâm thì không bao giờ làm việc Thánh mà coi đó là một nghề, không tư lợi cá nhân, đồng thầy cần là người hiểu và thương con đồng hơn bao giờ hết. Cái tâm sáng trong của người đồng thầy chính là ánh hào quang sáng nhất để bao thế hệ học trò luôn học hỏi và noi theo. Đồng thầy Nguyễn Thị Cúc luôn hết mình vì cái tâm sáng, luôn mở rộng tấm lòng từ bi để giúp đỡ con nhang đệ tử và những người khó khăn. Chính vì vậy, bà luôn được gia đình, các con nhang đệ tử, tin yêu, kính trọng. Nhìn lại quá trình đến với đạo Mẫu từ căn duyên và cái tâm tu thiện, kiên trì từ bi hỉ xả, bà đã nhận được nhiều bằng khen, giải thưởng vinh danh nghệ nhân tiêu biểu, bằng khen của Hội di sản Việt Nam. Ngoài ra còn nhiều giấy khen, bằng khen của các cơ quan ban nghành khác từ địa phương tới trung ương
https://vanhoavaphattrien.vn/nghe-nhan-thanh-dong-nguyen-thi-cuc-dao-mau-gan-voi-coi-nguon-dan-toc-a2410.html