MỖI NGÀY NGHE 3 BẢN NHẠC - NGÀY THỨ 12
09:06 - 18/08/2021
Ngày thứ 12 này, chúng ta tiếp tục với âm nhạc Xô Viết, theo nguyện vọng của những độc giả thuộc lứa tuổi 60 trở lên, với ba ca khúc: Thời thanh niên sôi nổi, Bài ca người địa chất, Cuộc sống ơi, ta mến yêu người! - những nhạc phẩm đã ăn sâu vào ký ức của nhiều người Việt. Hãy lắng nghe, và các bạn sẽ thấy tinh thần sảng khoái, yêu đời hơn.
1. Thời thanh niên sôi nổi
Người Nga hát
THỜI THANH NIÊN SÔI NỔI
Bài ca thời thanh niên sôi nổi (tiếng Nga: Песня о тревожной молодости, Pesnya o trevozhnoy molodosti), còn được gọi là bài hát "Dù tuyết rơi gió nổi, dù những vì sao bay giữa trời đêm..." (tiếng Nga: «И снег, и ветер, и звёзд ночной полёт...»), là một ca khúc Liên Xô nổi tiếng được viết vào năm 1958 bởi nhà soạn nhạc Alexandra Pahmutova và nhà thơ Lev Oshanin cho bộ phim của Fyodor Filippov, "Ở phía bên kia".
Bộ phim có nội dung dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của Victor Kin, nói về cuộc sống khó khăn của các đoàn viên Komsomol của Liên Xô trong những năm 1920. Bài hát đã trở thành một ca khúc không chính thức của Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga sau khi cơ quan này được thành lập vào năm 1994, với bộ trưởng đầu tiên Sergey Shoigu, người về sau trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Nga.
Theo hồi ức của nhạc sĩ Alexandra Pakhmutova, trong quá trình quay phim, nhà thơ Lev Oshanin đã phác thảo phần thơ cho bài hát trước. Sau đó, Alexandra Nikolaevna mới soạn phần nhạc cho ca khúc. Tuy nhiên ở các bản phác thảo, các ca từ hầu như không phù hợp với âm nhạc của nhà soạn nhạc: năm lần thử kết hợp chúng thành một tổng thể đều không thành công. Sau đó, Lev Oshanin bỏ qua các lời thơ cũ và tạo ra phần lời thơ mới hoàn toàn. Trong quá trình ghi hình tại trường quay, nhà soạn nhạc chỉ chấp nhận phiên bản thứ 17 của tác phẩm.
Theo lời của nhà soạn nhạc Liên Xô Dmitry Kabalevsky, bài hát đã vẽ một bức chân dung tập thể đặc biệt của tuổi trẻ chúng ta, những công dân tốt nhất, một bức chân dung được vẽ bằng những tông màu lãng mạn, quyến rũ.
Nhà thơ người Nga Yuri Kublanovsky kể lại rằng vào đêm trước ngày 4 tháng 10 năm 1993, khi tòa nhà Xô viết Tối cao Nga cháy, trong ánh sáng của ngọn lửa, ai đó đã hát những bài hát của Liên Xô ("dù tuyết rơi gió nổi, dù những vì sao bay trong trời đêm...").
Vào ngày 19 tháng 11 năm 2001, tại buổi hòa nhạc ở St. Petersburg, bài hát được ban nhạc Rammstein thể hiện để tưởng nhớ nhạc sĩ Alyosha Romp, người đã chết một năm trước đó.
Vào năm 2014, theo sáng kiến của nhạc trưởng Valery Khalilov, lần đầu tiên, bài hát đã được diễn tấu trong phần diễu binh trong Cuộc diễu hành Chiến thắng trên Quảng trường Đỏ.
Đối với người Việt Nam, phiên bản lời Việt phổ biến nhất có tên "Thời thanh niên sôi nổi" do nhạc sĩ Phạm Tuyên viết lời Việt.
Tốp ca nam nữ Việt Nam
Lời Việt
THỜI THANH NIÊN SÔI NỔI
Tên tiếng Nga: Песня о тревожной молодожи
1. Lòng ta hằng mong muốn và ước mơ
Bàn tay son sắt giương cao ngọn cờ
Để ngàn đời bền vững Tổ quốc ta
Trời cao muôn vì sao chói loà
ĐK:
Dù sương gió tuyết rơi
Dù vắng ngôi sao giữa trời
Hoà trái tim với tiếng ca
Thúc ta nhịp chân bước đường xa.
2. Còn chân, còn nhịp bước, còn tiến lên
Còn đôi mắt sáng ta đâu chịu hèn.
Ngực còn đập theo tiếng nhịp sống chung
Bền gan ta cùng đi tới cùng.
ĐK...
2. Bài ca người địa chất
Người Nga hát
Người Việt hát
Lời Việt
BÀI CA NGƯỜI ĐỊA CHẤT
Nhạc:А.Пахмутовой.-Lời: С. Гребенникова và Н. Добронравова.
Anh đi trên miền thảo nguyên nóng bức xa sôi
Em đi trên rừng tai ga tuyết buông rơi
Phủ mình anh ngàn tia nắng
Phủ mình em ngàn bông tuyết trắng
Bay trên cành, xanh rờn lá bạch dương này.
Trời mưa và nổi gió rét phũ phàng
Mặc đường xa, xa tít chân trời.
Cùng ca vang câu hát, vút lên về phía xa vời
Gian khó càng tô thắm cuộc đời.
Anh đi thăm dò miền Bắc núi biếc xanh
Em đi thăm dò miền Nam nắng cháy vai.
Mặc đèo cao và dốc đứng
Mặc đường trơn và giá rét ta lên đường
Bao gian khó ta coi thường.
Trời mưa và nổi gió rét phũ phàng
Mặc đường xa, xa tít chân trời.
Cùng ca vang câu hát, vút lên về phía xa vời
Gian khó càng tô thắm cuộc đời.
Trời mưa và nổi gió rét phũ phàng
Mặc đường xa, xa tít chân trời.
Cùng ca vang câu hát, vút lên về phía xa vời
Gian khó càng tô thắm cuộc đời.
Trời mưa và nổi gió rét phũ phàng
Mặc đường xa, xa tít chân trời.
Cùng ca vang câu hát, vút lên về phía xa vời
Gian khó càng tô thắm cuộc đời.
Ирина Бржевская Геологи
3. Cuộc sống ơi, ta mến yêu người
Nhà du hành vũ trụ Liên Xô Gagarin nghe bài hát này khi đang bay quanh trái đất
Ta có thể cảm nhận được chất trữ tình Nga trong nhiều bản hành khúc như bài Cuộc sống ơi, ta mến yêu người (E. Kônmanovskôgô), tuy được viết theo giọng “thứ” (mineur) nhưng giai điệu lại tỏa sáng, vui tươi: Cả tình yêu trao cuộc sống, có thấy chăng ơi cuộc đời tình ta thắm nồng/ Cả tình yêu trao cuộc sống mãi mãi ta mến yêu người dù năm tháng qua/ Đèn rực sáng trên cửa cao là khi ta chân khẽ đưa thong thả bước về/ Ta càng thấy yêu cuộc đời, mong cuộc sống ta một ngày sẽ tươi thắm hơn… Khi nhà du hành vũ trụ Liên Xô Gagarin - người đầu tiên trên thế giới lên tầng cao không gian - đang bay quanh trái đất trên con tàu Phương Đông 1, từ cơ quan chỉ huy dưới mặt đất, các nhà khoa học đã phát bài hát này qua làn sóng để cổ vũ cho anh bớt cảm thấy cô đơn khi một mình ở trong vũ trụ lạnh giá.
Người Nga hát
Người Việt hát - NSND Quý Dương
Lời Việt
CUỘC SỐNG ƠI, TA MẾN YÊU NGƯỜI
Cả tình yêu trao cuộc sống
Có thấy chăng ơi cuộc đời tình ta thắm nồng
Cả tình yêu trao cuộc sống
Mãi mãi ta mến yêu người dù năm tháng qua
Đèn rực sáng trên cửa cao
Là khi ta chân khẽ đưa thong thả bước về
Ta càng thấy yêu cuộc đời
Mong cuộc sống ta mỗi ngày sẽ tươi thắm hơn
Kìa trời khuya chim rộn hót
Những bóng đêm đang tan dần, bình minh thức dậy
Và tình yêu đang bừng cháy
Hãy lắng nghe tiếng trái tim rộn lên thiết tha
Cuộc đời hỡi người hiểu chăng
Tình yêu đang xao xuyến dâng xui lòng xáo động
Ôi hạnh phúc biết bao nhiêu
Khi được sống trong lao động kiến thiết nước nhà
Kìa trời khuya chim rộn hót
Những bóng đêm đang tan dần, bình minh thức dậy
Cuộc đời ơi người còn nhớ
Có biết bao gương hy sinh của những chiến binh
Đời nồng thắm qua tuổi thơ
Tuổi thanh xuân qua bến ga qua nhiều bến tàu
Ta thầm ước mai sau này
Thế hệ mới xây cuộc đời nối theo chúng ta.