Khám phá ngôi Nhà Công tử Bạc Liêu

10:33 - 16/10/2020

Từng đi qua Bạc Liêu nhiều lần nhưng lần này, tôi mới có dịp ghé thăm ngôi Nhà Công tử Bạc Liêu giữa lúc trời mưa to do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 7. Nhà công tử Bạc Liêu là một địa điểm tham quan, du lịch nổi tiếng của miền Tây bởi vẻ đẹp cùng sự tích của nó thu hút rất nhiều khách tham quan gần xa trong cả nước.

Trước cổng Nhà công tử Bạc Liêu ngày 15/10/2020.

Nhà công tử Bạc Liêu là một trong 3 ngôi nhà cổ lưu giữ nét văn hóa thời điền chủ, bá hộ ngày trước. Nó không chỉ là nét văn hóa nổi bật mà còn là chứng vật sống cho truyền kỳ về vị công tử ăn chơi nổi tiếng ngày xưa. Chắc hẳn nhiều người từng nghe qua những câu hát, những câu chuyện ăn chơi nức tiếng về công tử Bạc Liêu.

Toạ lạc tại số 13, Điện Biên Phủ, phường 3, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, ngôi nhà đã hấp dẫn biết bao du khách bởi vẻ đẹp quí phái của nó. Với không gian khoáng đãng và kiến trúc hài hoà, nó được xem là góc phố đẹp nhất của người dân Bạc Liêu. Được xây dựng từ năm 1919, do kĩ sư người Pháp thiết kế.

Ô tô của Công tử Bạc Liêu mang biển số NBK 018

Tổng thể khu nhà gồm 2 tầng kiến trúc với màu sơn chủ đạo là màu trắng vô cùng sang trọng và lộng lẫy. Vật liệu chủ yếu được sử dụng là thép đúc, đá cẩm thạch dùng để lát nền, gạch cùng nhiều khung sắt trang trí tạo thành một tổng thể  kiến trúc vô cùng đặc biệt giữa thành phố Bạc Liêu. Kiến trúc độc đáo của khu nhà mang đặc trưng của văn hóa Pháp, là đại diện của lối kiến trúc thành phố Paris xưa mà nhiều công trình kiến trúc ở Việt Nam vẫn còn đang lưu giữ.

                  

Sự giàu có của Công tử Bạc Liêu thể hiện qua những hoa văn trạm trổ trên trần nhà không phai màu dù đã khắc cách nay hơn 100 năm.

Để đảm bảo độ bền và diện mạo kiến trúc, chủ nhân đã đặt hàng và cho chuyên chở toàn bộ vật liệu xây dựng như thép đúc, cửa, cẩm thạch lát nền, gạch, khung sắt trang trí từ Pháp qua. Các bù loong, ốc vít cho các chi tiết xây dựng đều được đóng dấu chìm mẫu tự P rất hoa mỹ, chứng thực sản xuất tại thủ đô Paris. Người dân Bạc Liêu gọi đây là “Nhà Lớn”

Hơn một thế kỉ đã đi qua, nhưng ngôi nhà vẫn còn nguyên những nét cơ bản đẹp đẽ của nó. Các bù loong, ốc vít cho các chi tiết xây dựng đều được đóng dấu chìm mẫu tự P rất hoa mĩ, chỉ rõ nơi xuất xứ là từ thủ đô Paris hoa lệ. Đây là một căn nhà khá rộng, trước kia là một căn nhà bề thế nhất Bạc Liêu, người dân thường quen gọi là “nhà Lớn”. Nằm trong hệ thống nhà hàng khách sạn “công tử Bạc Liêu”, ngôi nhà thu hút hàng trăm lượt khách du lịch đến khám phá căn biệt thự của vị công tử ăn chơi nhất xứ Nam Kì thời trước..

 Bộ Trường kỷ ngũ sơn nổi bật trong phòng tiếp khách.

Cổ vật tại nhà Công tử Bạc Liêu.

Không chỉ đẹp về kiến trúc và nội thất, ngôi nhà còn có nhiều món đồ cổ quí hiếm. Những chi tiết chạm trổ tinh tế của người nghệ sĩ tài hoa đã tô điểm cho những chiếc bàn, những cái ghế nơi đây thêm đẹp và đặc sắc. Các bộ bàn ghế nơi đây đều được cẩn xà cừ sắc sảo mà khó có nơi nào có được. Ngoài ra, trong nhà còn có những chiếc bình, chum trà trang trí hình rồng đã tô điểm cho ngôi nhà thêm nhiều màu sắc sống động. Các đồ vật nơi đây đều rất cổ và quí hiếm, tuy đã mất mác nhiều do chiến tranh và các nguyên nhân khác nhưng những thứ còn lại cũng đủ nói lên được sự giàu có của gia đình ông Hội Trạch lúc bấy giờ.

Bàn thờ vợ chồng Công tử Bạc Liêu là ông Trần Trinh Trạch và bà Phan Thị Mùi.


Ông Trần Trinh Đức con trai Công Tử Bạc Liêu tại phòng đón tiếp khách tham quan.

Dù đã hơn một trăm năm trôi qua, rất nhiều vật dụng trong nhà đã thất lạc do các biến cố lịch sử, nhưng ngôi nhà vẫn giữ được vẻ đẹp sang trọng vốn có của nó, thể hiện sự xa hoa bậc nhất của Công tử Bạc Liêu.

Công tử Bạc Liêu với nét sống phóng khoáng. Những câu chuyện về ông luôn là những truyền kỳ thú vị được người dân bàn tán

https://vanhien.vn/news/tham-nha-cong-tu-bac-lieu-79970https://vanhien.vn/news/tham-nha-cong-tu-bac-lieu-79970