Hoạt động chuyển giới có được pháp luật Việt Nam cho phép?
08:01 - 21/08/2023
Pháp luật có cho phép hoạt động chuyển giới diễn ra hay không, điều kiện chuyển giới là gì, luôn là điều mà bạn đọc quan tâm.
Pháp luật có cho phép hoạt động chuyển giới diễn ra hay không, điều kiện chuyển giới là gì, luôn là điều mà bạn đọc quan tâm.
Bộ đội Biên phòng khu vực biên giới tỉnh Đắk Nông bầu cử sớm
Trấn Thành, Minh Tuyết “rùng mình” trước giọng ca phi giới tính
Trong xã hội ngày nay, rất nhiều người có nhu cầu tiến hành chuyển giới và mong muốn này cũng đã được xã hội đón nhận. Vậy pháp luật có cho phép hoạt động chuyển giới diễn ra hay không, điều kiện chuyển giới là gì, luôn là điều mà bạn đọc quan tâm.
Theo thống kê của Bộ Y Tế, số lượng người có nhu cầu chuyển đổi giới tính của Việt Nam là từ 250.000 đến 300.000 người. Như vậy, đây là số lượng rất lớn phản án một nhu cầu thực tế của hiện trạng xã hội.
Trong những năm qua cùng với sự tuyên truyền của nhà nước xã hội đã nhìn nhận và dường như không còn có thái độ kỳ thị với người chuyển giới nữa. Điều này cũng được thể hiện trong quá trình lập pháp của Quốc hội cụ thể:
Theo quy định tại Điều 36 Bộ luật dân sự năm 2015 và nghị định số 88/2008/NĐ-CP ban hành ngày 05/08/2008 đã có quy định về quyền xác định lại giới tính:
“Điều 36: Quyền xác định lại giới tính
1. Cá nhân có quyền xác định lại giới tính.
Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.
2. Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Theo Điều 37 Bộ luật dân sự năm 2015, việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Như vậy, có thể nói cánh cửa cho phép việc chuyển đổi giới tính đã được mở, cho phép những người đã tiến hành chuyển đổi giới tính trước đó đăng ký lại giới tính thật của mình. Và mở ra việc xây dựng dự thảo luật về việc chuyển đổi giới tính cho phép những người có nhu cầu xác định lại giới tính thật có thể tiến hành theo quy định của pháp luật.
Việc đăng ký lại giới tính được quy định cụ thể tại Điều 3 Luật hộ tịch năm 2014 quy định cụ thể:
Điều 3. Nội dung đăng ký hộ tịch
2. Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
c) Xác định lại giới tính…