Ngày 16/3, tại cơ quan Thông tấn xã Việt Nam (số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội) đã diễn ra buổi gặp mặt 50 năm GP10 - khóa đào tạo phóng viên thứ 10 của Thông tấn xã Giải phóng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Tới nay, đã tròn 50 năm ngày họ lên chuyến tàu rời miền Bắc (16/3/1973), mang theo hành trang là cuốn sổ, cây bút, chiếc máy ảnh... để chiến đấu và tác nghiệp, giữ cho dòng tin chảy mãi. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Đầu năm 1972, chiến sự leo thang, Hội nghị lần thứ 20 Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa III) đề ra nhiệm vụ cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân: ‘Với tinh thần kiên trì kháng chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn, phải động viên toàn lực, cố gắng vượt bậc, anh dũng tiến lên, đẩy mạnh kháng chiến.’ (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Trên tinh thần đó, Việt Nam Thông tấn xã tổ chức tuyển chọn, đào tạo lớp phóng viên đặc biệt (GP10) để chi viện cho chiến trường miền Nam nói chung và Thông tấn xã Giải phóng nói riêng, nhằm đảm bảo cho dòng tin không bị gián đoạn. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Tháng 4/1972, gần 150 sinh viên ưu tú của các trường (Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Ngoại giao...) được tuyển chọn về Việt Nam Thông tấn xã, tham gia khóa đào tạo phóng viên chiến trường. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Ngày ấy, không chỉ học cách tác nghiệp, phóng viên GP10 còn phải học cách sinh tồn và chiến đấu bởi có bảo toàn tính mạng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Ngoài các phóng viên, lực lượng GP10 còn bao gồm các kỹ thuật viên phụ trách vận hành, sửa chữa máy ảnh, máy teletype… phục vụ cho công tác thông tin được thông suốt. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Đoàn cựu phóng viên, kỹ thuật viên dâng hương tại phòng tưởng niệm các liệt sỹ đã hi sinh của Thông tấn xã Việt Nam. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Có những tiếng cười trong buổi gặp mặt, đan xen là những xúc động khi nhớ về một thời oanh liệt đã qua. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Đoàn GP10 thăm phòng truyền thống của Thông tấn xã Việt Nam, nơi lưu giữ những hình ảnh về thời giữ mạch tin thông suốt trong khói lửa chiến tranh. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)