Đưa nền tảng dữ liệu số vào nông nghiệp

07:54 - 17/08/2023

Mặc dù có nhiều thuận lợi và kết quả đạt được, trong quá trình triển khai vẫn còn hạn chế nhất định.

Mặc dù có nhiều thuận lợi và kết quả đạt được, trong quá trình triển khai vẫn còn hạn chế nhất định.



Tin nên đọc

Chiều 16/8, tại tỉnh Đồng Nai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) phối hợp cùng UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội nghị tham vấn ý kiến triển khai chuyển đổi số ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi cho biết tỉnh Đồng Nai luôn nhận thực rõ chuyển đổi số là xu thế tất yếu trên toàn cầu, mở ra cơ hội chưa từng có cho Việt Nam để bứt phá vươn lên thay đổi thứ hạng Quốc gia. Trong đó, đối với ngành nông nghiệp  UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch chuyển đổi số ngành nông nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó tập trung nhiều nhiệm vụ như xây dựng các hệ thống dữ liệu của ngành.

dua-nong-nghiep-san-xuat-theo-huong-cong-nghiep1550151537

Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa. Nguồn ảnh internet

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã tích cực triển khai thực hiện việc nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, trong đó xây dựng cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp, đặc biệt là năm 2020 triển khai 2 dự án: quản lý trang trại chăn nuôi thông qua phần mềm Te-food và dự án truy xuất nguồn gốc sản phẩm thịt có nguồn gốc từ động vật. Cùng với đó là xây dựng danh mục các dự án đầu tư công phục vụ chuyển đổi số giai đoạn 2021 – 2025 để thực hiện.

AB0D50D3-BE46-427B-9839-C9593DB707D8.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi phát biểu tại Hội nghị

Mặc dù có nhiều thuận lợi và kết quả đạt được, trong quá trình triển khai vẫn còn hạn chế nhất định như: cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin chưa đồng bộ; Nhân lực cho công nghệ thông tin trong cơ quan, đơn vị còn hạn chế; một số ứng dụng phục vụ công tác chỉ đạo điều hành nhưng riêng lẻ, chưa đồng bộ và liên thông, đảm bảo chia sẻ dùng chung; phần mềm chưa được cập nhật dữ liệu thường xuyên,...

Là một trong những địa phương được Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi năm 2023 giao là nơi tiên iên phong trong triển khai nền tảng dữ liệu số về nông nghiệp, nền tảng truy xuất nguồn gốc. Đây là nhiệm vụ mới đòi hỏi sự đồng lòng của các cấp, các ngành cùng chung tay hỗ trợ.

Vì vậy tỉnh Đồng Nai rất vinh dự được  sự quan tâm và tham dự của các cấp các ngành cũng như được sự phối hợp, tư vấn của các doanh nghiệp công nghệ thông tin, chuyển đổi số, cơ sở dữ liệu để cùng trao đổi, chia sẻ, thảo luận, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là chia sẻ những mô hình, cách làm hay, hiệu quả; định hướng của các bộ ngành trung ương trong quá trình triển khai thực hiện công tác chuyển đổi số, đặc biệt là nhiệm vụ tiên phong trong xây dựng nền tảng dữ liệu số về nông nghiệp, nền tảng truy xuất nguồn gốc theo chỉ đạo của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Phi nhấn mạnh.

Tại hội nghị, thay mặt lãnh đạo tỉnh, ông Trần Lâm Sinh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai đã trình bày về chuyển đổi số trong ngành. Trong đó, ngành nông nghiệp triển khai thông qua hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc trên Hệ thống quản lý văn bản điều hành http://www.vpdt-snndn.gov.vn; 100% cơ quan, đơn vị thuộc ngành triển khai thực hiện chữ ký số và văn bản điện tử. Ngoài ra, trong thời gian qua 100% văn bản đi (trừ văn bản mật) gửi cho các cơ quan nhà nước trong tỉnh đều được ký số và gửi hoàn toàn trên môi trường mạng thông qua trục liên thông của tỉnh.

Sở Nông nghiệp và PTNT đã sử dụng phần mềm Egov trong việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và luân chuyển toàn bộ hồ sơ thủ tục hành chính giữa các bộ phận. Hiện có 93 thủ tục hành chính thuộc 12 nhóm lĩnh vực, trong đó có 86 thủ tục được vận hành trên môi trường điện tử ở mức độ 3, 4, chiếm tỷ lệ 93% tổng số thủ tục hành chính; tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận trong năm 2022 là 1.866 hồ sơ, chiếm tỷ lệ 98,3%.

111FF409-4FC3-4920-A18E-0058C886FA8E.Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp phát biểu tại Hội nghị

Tại hội nghị, các đơn vị đã nghe các chuyên đề của các Bộ ngành về vấn đề chuyển đổi số qua đó có thể hiểu được thực trạng về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh cũng như đưa ra một số khuyến nghị tiếp cận và triển khai chuyển đổi số trong nông nghiệp. Ngoài ra, việc xây dựng nền tảng dữ liệu số về nông nghiệp, nền tảng truy xuất nguồn gốc và giải pháp thực hiện, vai trò, nhiệm vụ và giải pháp phối hợp trong thời gian tới giữa Bộ và các đơn vị trực thuộc cũng như với địa phương.

Tại hội nghị, các Sở NN-PTNT trong khu vực cũng đã chia sẻ những kinh nghiệm của đơn vị trong thực hiện chuyển đổi số như của Tiến sĩ Lâm Văn Lĩnh, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV và Trồng trọt Bến Tre cho biết hiện nay trên địa bàn tỉnh đã triển khai đồng loạt để đồng bộ dữ liệu mặc dù còn có nhiều bất cập do quá nhiều phần mềm.

Vì vậy phía Bến Tre cho rằng cần có sự hợp tác liên tục giữa Bộ NN-PTNT và Tổng cục Thống kê để có phương án kết nối chung giữa các dữ liệu với nhau. Đồng thời cần có các quy định về phương thức liên kết cũng như biểu mẫu, giao diện thống kê chung trong thực hiện phần mềm chuyển đổi số. Về đại diện các doanh nghiệp Bà Mai Kim Thy, GĐ Công ty Truyền thông marketing  Anlan agency tham luận Nông sản Đồng Nai Hội nhập và phát triển cùng công nghệ chuyển đổi số. Trong đó tiêu biểu đó là việc tổ chức sàn thương mại về sản phẩm nông nghiệp Đồng Nai mà tại đó, các doanh nghiệp có thể truy xuất và chọn lựa nông sản theo ý của mình.

409869DD-26AA-43CD-ABD9-F0E300B87112.Toàn cảnh Hội nghị

Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ NT-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp đưa ra giải pháp khi sử dụng ngay kiến thức dữ liệu ngành để có sự đồng bộ. Ông đề nghị các địa phương cần nỗ lực để tiếp cận thông tin và triển khai đồng bộ các giải pháp để hoàn thành việc cập nhật dữ liệu. Trong quá trình làm nếu có bộc lộ các các bất cập thì điều chỉnh để thực hiện đúng tiến độ được giao.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi thay mặt tỉnh tiếp thu kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Thông tin và Truyền thông và những nội dung chia sẻ kinh nghiệm thực tế, cách làm hay của các đơn vị, của các tỉnh để vận dụng, triển khai thực hiện cho phù hợp với thực tế tại Đồng Nai, mang lại hiệu quả thiết thực nhất, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu Trung ương, Tỉnh ủy đề ra trong công tác chuyển đổi số nói chung và lĩnh vực nông nghiệp nói riêng.