Dự báo những mảng sáng tối năm 2021
21:36 - 01/01/2021
Khởi đầu nhiệm kỳ tổng thống của ông Joe Biden, tương lai của Tổ chức Thương mại Thế giới, vấn đề Triều Tiên, quan hệ Trung-Mỹ… là những vấn đề mà các mảng sáng tối đan xen.
Hội đồng Đại Tây Dương là một tổ chức nghiên cứu của Mỹ trong lĩnh vực quốc tế. Được thành lập năm 1961, đây là diễn đàn của các nhà lãnh đạo chính, kinh doanh và học giả quốc tế. Dưới đây là dự báo của các chuyên gia của Hội đồng Đại Tây Dương về những gì sẽ diễn ra trong năm 2021.
Nhiệm kỳ tổng thống của ông Biden bị bóp nghẹt
Khả năng thực thi quyền lực của tổng thống Joe Biden sẽ bị hạn chế, đặc biệt khi đảng Cộng hòa vẫn giữ được quyền lãnh đạo ở Thượng viện. Trong những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ, Tổng thống Donald Trump đã gây khó khăn hết mức có thể cho người kế nhiệm: đe dọa Trung Quốc bằng việc bán vũ khí bổ sung cho Đài Loan, cảnh báo Iran về các lệnh trừng phạt bổ sung, rút Mỹ khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở, tiếp tục loại bỏ các biện pháp kiểm soát vũ khí. Ông Trump có thể là một cái gai đối với phe Biden trong bốn năm tới, đặc biệt nếu ông tuyên bố sẽ ra tranh cử trong vòng 4 năm tới.
Xác suất: Cao
Triều Tiên tạo ra khủng hoảng
Khi phải giải quyết mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên, ông Biden sẽ kế thừa những di sản ngoại giao thất bại của 4 đời tổng thống trước. Bất chấp ba cuộc gặp của ông Trump với ông Kim Jong-un, Triều Tiên hiện có một kho vũ khí hạt nhân thậm chí còn có khả năng hơn, bao gồm khoảng 20 - 30 quả bom và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể với tới lục địa nướcMỹ. Mô hình trong quá khứ là các tổng thống mới của Mỹ được chào đón bằng một hành động khiêu khích của Triều Tiên dưới hình thức thử tên lửa hoặc hạt nhân. Có thể sẽ có sự kiện tương tự trong quý đầu tiên nhiệm kỳ tổng thống của ông Biden. Một cuộc biểu dương sức mạnh như vậy sẽ dẫn đến áp lực trên các phương tiện truyền thông và từ quốc hội Mỹ buộc ông Biden phải làm gì đó, gia tăng căng thẳng và có khả năng dẫn đến một cuộc khủng hoảng giả nhưng có thể vượt ngoài tầm kiểm soát. Ông Kim không muốn tự sát. Sự răn đe của Mỹ vẫn có tác dụng với ông ta. Chính quyền Biden sẽ thu được kết quả cao nhất trong vấn đề này nếu họ tránh được các hành động phá hoại và thay vào đó theo đuổi chính sách phản đối đa phương, hợp tác với Hàn Quốc và Nhật Bản để tăng cường khả năng răn đe.
Xác suất: Trên trung bình
Cuộc đối đầu Mỹ - Iran ngày càng gia tăng
Việc Israel bị nghi ngờ ám sát nhà khoa học hạt nhân hàng đầu của Iran cộng với việc ông Trump có thể áp dụng hàng loạt các biện pháp trừng phạt trước khi rời nhiệm sở có thể cản trở hy vọng của ông Biden về việc làm sống lại thỏa thuận hạt nhân Iran. Ở Iran, sự giận dữ nhằm vào Mỹ và châu Âu lan rộng, và sẽ có một cuộc tranh luận về các bước tiếp theo trước cuộc bầu cử tổng thống dự kiến vào tháng Sáu.
Nếu lãnh tụ tối cao Ayatollah Khamenei thực hiện lời thề trả đũa - chống lại Israel, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất hoặc các cơ sở dầu mỏ của Ả Rập Xê Út - trước ngày 20/1, điều đó có thể gây ra phản ứng mạnh mẽ từ chính quyền ông Trump, chẳng hạn như đánh bom cơ sở hạt nhân Natanz. Việc này có thể châm ngòi cho một chu kỳ leo thang giữa Washington và Tehran, làm suy yếu chủ trương ngoại giao của ông Biden. Việc Mỹ quay trở lại thỏa thuận hạt nhân dựa trên việc Iran quay lại với nguyên trạng trước đó cộng với sự sẵn sàng mở rộng thỏa thuận cũ. Một cuộc đàm phán để kéo dài thời hạn ngừng các hoạt động hạt nhân của Iran, đóng băng việc phát triển tên lửa và ngừng bán tên lửa, chấm dứt chiến tranh ở Yemen, đổi lấy việc nới lỏng các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Iran, có thể bắt đầu tái thiết một mức độ tin cậy giữa các bên trong thỏa thuận hạt nhân. Nhưng viễn cảnh đó còn lâu mới chắc chắn.
Xác suất: Dưới trung bình
Mỹ -Trung đụng độ về vấn đề Ðài Loan
Đài Loan chính là “phong vũ biểu”đối với mối quan hệ Mỹ - Trung. Căng thẳng đã leo thang trong hơn một năm qua: Mỗi động thái của Mỹ nhằm thể hiện sự ủng hộ đối với Đài Loan - chẳng hạn như bán vũ khí, các chuyến thăm chính thức cấp cao và các cuộc tập trận quân sự - đều khiến Trung Quốc tăng cường áp lực lên hòn đảo này.
Nếu cuộc đối đầu Mỹ-Trung trở nên tồi tệ, ông Tập Cận Bình có thể cảm thấy buộc phải tiến tới thống nhất Đài Loan với Trung Quốc đại lục. Điều này không nhất thiết đồng nghĩa là một cuộc xâm lược quân sự của Trung Quốc, mặc dù các cuộc đụng độ là một nguy cơ. Nhiều khả năng hơn là một chiến lược “ếch trong nước sôi” kiểu Tôn Tử (tức là con ếch sẽ chết nếu được đun từ từ trong nước lạnh, còn nếu bỏ nó vào nồi nước đang sôi, sẽ cố sức nhảy ra - PV), nhằm bao vây nền kinh tếĐài Loan, thúc đẩy Mỹ leo thang. Bất kỳ sự can thiệp quân sự nào của Mỹ sẽ gây ra xung đột thực sự giữa hai siêu cường trên thế giới.
Xác suất: Trung bình
Tổ chức Thương mại Thế giới được “tái sinh”
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đối mặt với một tương lai không chắc chắn khi các quy tắc và hệ thống thương mại toàn cầu để giải quyết các tranh chấp đang đứng trước những thách thức. Thiếu sự lãnh đạo thể chế mạnh mẽ và sự đồng thuận mới được thúc đẩy bởi hợp tác Mỹ-EU, WTO có thể phá vỡ, chia rẽ thương mại toàn cầu, thúc đẩy chủ nghĩa bảo hộ nhiều hơn và khiến thương mại bị chi phối phần lớn bởi các thỏa thuận khu vực cũng như sức mạnh và quy mô của các nền kinh tế tương ứng.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang kéo dài, điều đó sẽ góp phần làm tăng trưởng kinh tế chậm hơn, nếu không muốn nói là suy thoái. Trẻ hóa thương mại toàn cầu dựa trên các quy tắc sẽ là một thành tựu quan trọng, nhưng sẽ đòi hỏi ba bước phải được thực hiện vào năm 2021: chọn một tổng giám đốc mới cho WTO; chọn các thẩm phán cho cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức, cơ chế đã không còn hoạt động vì ông Trump từ chối bổ nhiệm các thẩm phán mới; và đóng khung cả hai động thái này trong khuôn khổ cải cách thể chế lớn được liên minh các đồng minh (Mỹ, EU, Nhật Bản, Australia, New Zealand và Hàn Quốc) hỗ trợ. Các đối tác cùng chí hướng có thể đạt được sự đồng thuận về lập trường chung và đẩy lùi các chính sách công nghiệp mang tính săn mồi của Trung Quốc.
Xác suất: Cao
Chủ nghĩa đa phương quay trở lại
Trong chiến dịch tranh cử, ông Biden đã hứa sẽ làm sống lại các chính sách đa phương của Mỹ. Động thái đầu tiên nhiều khả năng nhất là ông Biden sẽ đưa Mỹ tái gia nhập tất cả các cơ chế và thỏa thuận quốc tế mà ông Trump đã rút khỏi, bao gồm Tổ chức Y tế Thế giới, Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc và hiệp định khí hậu Paris. Đây cũng là cơ hội để đổi mới vai trò lãnh đạo của Mỹ trong một hệ thống đã được cải tổ của Liên Hợp Quốc. Đầu tiên, sự vắng mặt của Mỹ trong cơ quan toàn cầu dưới thời ông Trump đã để lại một khoảng trống mà Trung Quốc đang lấp đầy.
Xác suất: Cao
Mỹ và Nga sẽ hâm nóng quan hệ dưới thời Biden?
Máy bay ném bom Trung Quốc trong một lần đụng độ tiêm kích Đài Loan
Mỹ, Nga làm mới quan hệ
Tổng thống Vladimir Putin đang ở trong tình trạng tồi tệ: COVID-19 tàn phá nước Nga và đồng minh Alexander Lukashenko bị bao vây ở Belarus, một tổng thống thân EU nắm quyền ở Moldova, cuộc xung đột Nagorno-Karabakh buộc Nga phải triển khai thường trực đội quân gìn giữ hòa bình. Tại quê nhà, giá dầu giảm sâu phá hoại nền kinh tế Nga. Do đó, ông Putin có thể đang tìm kiếm một mối quan hệ ổn định hơn với Mỹ và châu Âu. Việc xây dựng lại mối quan hệ đó có thể bao gồm việc thiết lập một cấu trúc kiềm chế lẫn nhau - bắt đầu với việc gia hạn Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân New START, liên quan một thỏa thuận về tên lửa và một khuôn khổ các vấn đề hạt nhân kéo Trung Quốc vào cuộc. Cũng có thể xuất hiện một số tiến triển xung quanh một thỏa thuận hòa bình ở Ukraine. Mối quan hệ mới có thể cung cấp cho Moscow một số lựa chọn ngoài sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
https://www.phapluatplus.vn/quoc-te/du-bao-nhung-mang-sang-toi-nam-2021-d144955.html