Chung kết Euro 2020 đã kết thúc hơn 1 tuần rồi, vậy mà dư luận vẫn còn bàn tán và tiếc cho đội tuyển Anh ở loạt sút luân lưu 11m với tuyển Italia. Mà người Việt là CĐV cho đội tuyển Anh cũng rất nhiều, đấy có lẽ do chúng ta đc VTV cho xem quá nhiều chương trình về giải bóng đá ngoại hạng Anh (Premier league), một giải đá được cho là hay nhất toàn cầu, cho nên tên cầu thủ, đá cho đội nào, vị trí nào... ngay cả vợ con, nhà, xe... tất tần tật đều có thể biết trên VTV. Trong khi các giải như La liga (của TBN) Bundesliga (Đức) Ligue 1(Pháp) Serie A (Ý) cũng diễn ra hàng tuần, nhưng ít đc quan tâm hơn vì chỉ đc phát trên các đài vệ tinh của VTV như VTC, VTVcab, HTV hoặc trên kênh phải trả tiền như K+, cho nên đội tuyển Anh bị thua bằng loạt sút luân lưu may rủi trước đội tuyển Ý cũng mang lại nhiều sự tiếc nuối cho những người yêu đội tuyển bóng đá Anh...và mọi người đều đổ lên đầu HLV Gareth Southgate và 3 cầu thủ trẻ, trong đó Bukayo Saka là người sút lần cuối bị chê trách nhiều nhất.
Để hiểu thêm về loạt sút luân lưu 11m, chúng ta có thể biết sơ bộ thế này:
Hình thức thi đá luân lưu 11m có từ đầu năm 1970 và đã được thực hiện ở 1 số giải đấu, nhưng chính thức đc áp dụng trên toàn cầu là năm 1986.
Đá luân lưu đc thực hiện ở vòng đấu loại trực tiếp, tứ kết, bán kết và chung kết khi sau 90' hai đội hòa nhau (như giải Copa America 2021 vừa rồi) hoặc sau 2 hiệp chính hòa nhau và 2 hiệp phụ, mỗi hiệp 15' hai đội vẫn hòa nhau. Mỗi đội có 10 cầu thủ và 1 thủ môm tham gia đợt sút nầy. Thứ tự sút theo danh sách do HLV chỉ định, lượt đầu 5 cầu thủ 2 đội sút xen kẽ, nếu lượt đầu mà phân định đc đội thắng, thua thì trận đấu kết thúc, vẫn hòa sẽ sút thứ tự tiếp từ 6 cho đến 10, từ lượt thứ 6, hết 1 lượt đội nào thắng thì chấm dứt trận đấu ở lượt đó, còn hết lượt 10 vẫn hòa thì tiếp tục đá theo thứ tự như từ đầu cho đến khi có đội thắng. Do vậy, lượt sút 2 quả đầu tiên là vô cùng quan trọng, cho nên HLV bao giờ cũng chọn những cầu thủ có kỹ năng sút 11m tốt nhất. Theo tôi, việc chọn cầu thủ đá 5 đợt đầu thường do trợ lý căn cứ vào quá trình luyện tập và khả năng của từng cầu thủ mà lên danh sách và đc sự đồng ý của HLV. Đây là cuộc chiến 1:1 tức là chỉ 1 cầu thủ và 1 thủ môn, kg có trợ giúp của đồng đội, cho nên áp lực của 5 cầu thủ mang trách nhiệm sút lượt đầu tiên kg hề nhỏ, ngoài chuyên môn, thì phải chịu áp lực về trách nhiệm cũng như áp lực từ khán giả là rất lớn, anh ta có thể chạy 120' kg run rẩy, nhưng từ vòng tròn giữa sân đến chấm 11m lại cảm thấy rất nặng nề, rồi đứng trước khung thành với 1 thủ môn bình thường thấy rất rộng, giờ sao thấy nó chật hẹp vô cùng. Rất ít có cầu thủ vừa chạy đà vừa quan sát sự di chuyển của thủ môn để chọn góc sút mà phần lớn họ đều có chủ định sẵn 1 góc sút cho mình, việc tạo ra các động tác giả chẳng qua làm lạc hướng thủ môn. Còn thủ môn lại là người thoải mái nhất, họ là người bị động nhưng lại ít chịu áp lực từ đồng đội, cho nên việc có chặn đc cú sút hay kg là nhờ sự phán đoán đúng hướng sút của đối phương.
Có những thủ môn chờ đối phương chạm bóng mới bay theo hướng bóng, nếu người sút quá nhẹ, bóng bay chậm thì rất thuận lợi cho thủ môn, nhưng lực sút mạnh thì sự đổ người của thủ môn bao giờ cũng chậm hơn bóng (dù chủ là 1/10 giây) thế nhưng cú đổ người đó luôn được khen ngợi là thủ môn đã chọn đúng hướng.... Có nhiều thủ môn lại chẳng cần biết đối phương đá hướng nào, cứ 1 hướng mà bay và đôi lúc cũng thành công. Nhưng cũng có thủ môn nghiên cứu rất kỹ hướng sút của từng cầu thủ, ghi chép đàng hoàng trong sổ tay hoặc ghi nhớ trong đầu và những thủ môn đó thường chiến thắng trong các loạt sút luân lưu.
Vậy, ai là người chịu áp lực nhiều hơn trong loạt sút penalty cân não? Người sút hay thủ môn? Chắc chắn đó là người sút. Chỉ có HLV, những người đồng đội hàng ngày luyện tập chung với nhau mới thông cảm và thấu hiểu khi đồng đội của mình kg hoàn thành nhiệm vụ.
Tôi rất tâm đắc với bài viết của cựu tiền đạo Anh Michael Owen, anh cho rằng dư luận lố bịch khi trách HLV Gareth Southgate về việc để tiền vệ 19 tuổi Bukayo Saka quả luân lưu quyết định.
"Rất nhiều tranh luận nổ ra sau Euro 2021, nhưng tôi không thể chịu đựng nổi quan điểm ''Saka mới 19 tuổi, quá trẻ để đá luân lưu'', Owen viết lên Twitter. "Thực tế, dựa trên kinh nghiệm của tôi, cầu thủ càng trẻ càng dễ đá luân lưu hơn. Vì họ tự tin, không có gì phải sợ và cũng không có nỗi đau hỏng 11m trước đó".
Owen còn đưa ra dẫn chứng về những cầu thủ Anh từng đá hỏng luân lưu ở một giải lớn kể từ World Cup 1990. Danh sách này có 12 cầu thủ, trong đó không ai dưới 24 tuổi khi đá hỏng luân lưu. Đó là Stuart Pearce 28 tuổi, Chris Waddle 29, Gareth Southgate 25, David Batty 29, Paul Ince 30, David Beckham 29, Darius Vassell 24, Jamie Carragher 28, Steven Gerrard 26, Frank Lampard 28, Ashley Young 27 và Ashley Cole 32. "Đúng như tôi nghĩ, quan điểm này thật lố bịch", Owen viết.
Chính Owen ở tuổi 18 cũng từng ghi bàn cho Anh ở loạt đá luân lưu gặp Argentina, vòng 1/8 World Cup 1998. Ngoài ra, có bốn cầu thủ 23 tuổi đã sút luân lưu thành công cho Anh, gồm David Platt ở bán kết World Cup 1990 gặp Tây Đức, và Owen, Lampard, John Terry ở tứ kết Euro 2004 gặp Bồ Đào Nha.
Ngoài ra, có rất nhiều cầu thủ nổi tiếng trên thế giới đã từng bị thủ môn khuất phục trên chấm penalty, như Messi 26 lần, Ronaldo 18 lần, Van Nisterooy + Ronaldino 10 lần...
Vậy chúng ta có thể khẳng định 1 điều, đội tuyển Anh thua đội tuyển Italia trên chấm luân lưu penalty hoàn toàn là do tài năng của thủ môn Gianluigi Donnarumma, anh đã quá xuất sắc trong việc cản phá các cú sút của Jadon sancho và Bukayo Saka, chứ không phải 2 cầu thủ này quá trẻ, quá kém trong sút luân lưu 11m.
Dù mới 22 tuổi, nhưng đã có thâm niên 5 năm bắt cho đội tuyển Italia và giúp 1 phần kg nhỏ trong chiến thắng của đội Italia, cho nên UFFA mới chọn thủ môn Donnarumma là cầu thủ xuất sắc nhất kỳ Euro 2020.
Có 1 tình tiết mà mọi người nên biết, Donnarumma cản phá được những cú sút penalty quyết định trong loạt sút cân não khi gặp TBN (Morata) ở bán kết và ở trận chung kết với Anh (Jadon sancho và Bukayo Saka) là nhờ anh ta bay người về phía tay trái để cản phá.
Do đó, chúng ta khi nhìn nhận kết quả của những cú sút penalty thì nên nghĩ đến tài năng của thủ môn nữa, chứ đừng đổ lỗi tất cả là do cầu thủ sút phạt penalty.
Vậy các bạn có biết thủ môn đc FIFA công nhận xuất sắc nhất thế giới thế kỷ XX (cho đến giờ này chưa có thủ môn nào qua mặt đc ông) là ai không? Ông ta đã cản đc bao nhiêu cú sút penalty? Đó chính là thủ môn huyền thoại của đội tuyển Liên xô và CLB Dynamo Moskva Lev Yashin, thủ môn đoạt Quả bóng vàng năm 1963 (danh hiệu dành cho cầu thủ xuất sắc nhất năm).Trong cuộc đời cầu thủ, Ông đã cản phá đượ