Doanh nghiệp khóc ròng khi lãi suất cho vay tăng chóng mặt
06:52 - 25/10/2022
Hiện nay, tại các ngân hàng lãi suất huy động liên tục tăng, do đó nhiều doanh nghiệp liên tục gặp khó khăn, nhất là vào dịp cuối năm.
Tại thời điểm này, hầu hết các ngân hàng thương mại đều đã tăng lãi suất cho vay đối với cả cá nhân và doanh nghiệp (DN). Đây là lo ngại đối với DN vay vốn sau khi lãi suất điều hành đồng loạt tăng, nhất là ở giai đoạn nước rút sản xuất kinh doanh vào những tháng cuối năm 2022.
Được biết cuối năm nay, lãi suất tiền gửi có thể tăng thêm 0,3 – 0,5 điểm % từ mức hiện tại. Lãi suất tiền gửi bình quân 12 tháng ở các ngân hàng thương mại sẽ tăng lên mức 6,1 – 6,3%/năm vào cuối năm 2022 và sẽ tăng lên mức 6,6 – 6,8%/năm vào cuối năm 2023.
Theo một DN bất động sản, đơn vị gặp rất nhiều khó khăn khi tăng lãi suất. Bởi lẽ, DN hoạt động chủ yếu trên nguồn vốn đi vay ngân hàng, khách hàng mua nhà phần lớn cũng vay ngân hàng. Vì vậy DN này sẽ chịu tác động kép. Tương tự, một DN chế biến nông sản cho biết, DN đang vay ngân hàng với lãi suất 9 – 10%/năm. Nếu lãi suất cho vay tiếp tục tăng DN đã khó càng khó vì ngành vẫn đối diện với nhiều rủi ro trong đứt gãy chuỗi cung ứng, hàng bị ùn ứ khi xuất khẩu.
Được biết, thông tin lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh đã tăng lên 12%/năm, tăng thêm 3 – 4% so với quý 2, nhưng nhiều DN lo lắng đà tăng này vẫn chưa dừng lại. Nếu lãi suất tiếp tục tăng, DN sẽ khó cạnh tranh do lợi nhuận trên sản phẩm sẽ giảm mạnh.
Bên cạnh lãi suất tăng, room tín dung hạn chế, Ngân hàng Nhà nước kiên định 14% nên rất nhiều DN khó khăn chồng chất khó khăn. Mặt khác, tỉ giá lại biến động mạnh nên những DN nhập khẩu mà không có nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu sẽ phải nhập hàng hóa với chi phí đắt hơn.
Trên thực tế, lãi suất điều hành tăng 1% thì lãi suất huy động kỳ hạn dài cũng tăng lên trong thời gian tới là điều khó tránh khỏi. Mức độ tăng giữa các ngân hàng sẽ có sự phân hóa, tùy thuộc vào cơ cấu nguồn vốn của từng nhà băng.
Điều này, vô hình chung đã đưa các doanh nghiệp vào ngõ cụt, nếu tình trạng trên tiếp tục kéo dài, nhiều DN sẽ có nguy cơ phá sản hoặc tạm ngưng hoạt động giao dịch. Qua đó, sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế của doanh nghiệp nói riêng và cả nước nói chung.