Định hướng chiến lược phát triển du học nghề ở Đồng bằng sông Cửu long
15:34 - 20/02/2024
Vừa qua, ông Võ Trọng Hữu - Nguyên Ủy viên chuyên trách BCĐ Tây Nam Bộ, nguyên Vụ trưởng Vụ Văn hóa - Xã hội BCĐ Tây Nam Bộ danh dự được lãnh đạo Tập đoàn Giáo dục và Đầu tư EI (EI GROUP) mời hợp tác làm cố vấn về chiến lược, ngoại giao, phát triển thị trường ở vùng Tây Nam Bộ.
Hiện nay, tại Đồng bằng sông Cửu long có 13 tỉnh, thành phố có khoảng 60 trường Đại học, phân hiệu Đại học và Cao đẳng, 150 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên nằm trong 34 đơn vị hành chính cấp huyện có và 350 trường THPT với 433.072 học sinh hàng năm, cho thấy nguồn lực đối tượng học sinh, sinh viên rất lớn mà Tập đoàn EI hướng tới.
Theo tâm lý phụ huynh và học sinh ngày không chọn vào Đại học, Cao đẳng vừa tốn kém gây áp lực tài chính lên gia đình và ra trường khó tìm việc làm. Từ đó, phụ huynh tìm kiếm các giải pháp khác cho con, em của mình, trong đó, du học nghề cũng là một trong các lựa chọn tốt nhất. Đây là điều kiện thuận lợi cho Tập đoàn EI phát triển đem lại hiệu quả bền vững.
Ông Võ Trọng Hữu - Cố vấn phát triển thị trường Tây Nam Bộ của Tập đoàn Giáo dục và Đầu tư EI (đứng bìa phải) chụp hình lưu niệm ở “Lễ hội hợp tác toàn cầu mùa 2” tại TP. Hồ Chí Minh
Từ những thực trạng trên, ông Võ Trọng Hữu - Cố vấn phát triển thị trường Tây Nam Bộ, đã đề ra kế hoạch có nhiều định hướng chiến lược và giải pháp để phát triển nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động cho đối tượng tiếp cận với môi trường du học nghề ở Quốc tế.
Tiếp đó, định hướng chiến lược phát triển du học nghề ở Đồng bằng sông Cửu long: Thứ nhất, cần nâng cao chất lượng đội ngũ cộng tác viên hiện có và tiếp tục phát triển mới ở các trường THPT, Cao đẳng, các cơ sở giáo dục có nhiều đối tượng đi du học nước ngoài. Thứ 2, đội ngũ nhân viên tuyển sinh chuyên nghiệp làm nhiệm vụ đến các trường THPT, các cơ sở giáo dục đào tạo trước kỳ thi THPT quốc gia trực tiếp tuyên truyền, tư vấn tuyển sinh thu hút đối tượng. Cùng với mô hình này, phù hợp với đặc điểm địa bàn dân cư tại vùng Đồng bằng sông Cửu long, khi đội ngũ tuyển sinh chuyên nghiệp trực tiếp đi đến các trường nằm tại các xã, huyện xa trung tâm mang hình ảnh và thông điệp của Tập đoàn đến với các em học sinh tại đó.
Song với đó, cần duy trì lâu dài thì lãnh đạo Tập đoàn chọn một trong những phương án trên, để tiến hành thực hiện ở thành phố Cần Thơ và tỉnh Đồng Tháp. Tiếp theo, nhân rộng phát triển ra 11 tỉnh còn lại của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Bên cạnh đó, ông Hữu cũng đưa ra một số giải pháp để thực hiện đạt hiệu quả cao, thì lãnh đạo Tập đoàn EI cần làm việc với Ủy ban Nhân dân các tỉnh, được sự thống nhất từ Sở Giáo dục - Đào tạo và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Tập đoàn sẽ trực tiếp đến làm việc với các trường THPT, các cơ sở giáo dục,...
Từ đó, Tập đoàn EI thành lập Văn phòng tại TP. Cần Thơ để thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ chiến lược phát triển của Tập đoàn. Đồng thời, đây là địa chỉ cho học sinh, sinh viên, người có nhu cầu đi du học nghề đến liên hệ làm việc tạo được niềm tin cho học sinh và gia đình.
Ngoài ra, liên kết hoặc giao cho một Trung tâm ngoại ngữ nào đó tại các tỉnh khác giảng dạy theo chuẩn của Tập đoàn để làm điểm vệ tinh cho trụ sở chính tại Cần Thơ.
Trong thời gian tới, ông Hữu đề nghị nâng cao trình độ tư vấn của đội ngũ cộng tác viên. Mỗi năm sẽ tổ chức Hội nghị tập huấn để nghe Lãnh đạo Tập đoàn thông tin kết quả đạt được và tiếp thu phương hướng chiến lược, cũng như để cộng tác viên chia sẻ, trao đổi những mô hình hay, cách làm giỏi với nhau trong công tác tuyển sinh. Tập đoàn nên có chính sách khen thưởng cũng như hỗ trợ chi phí đi lại cho cộng tác viên mỗi lần Hội nghị.
Nguồn: Định hướng chiến lược phát triển du học nghề ở Đồng bằng sông Cửu long (opensky.com.vn)