Cần Thơ: Đồng hành với doanh nghiệp vượt qua khó khăn bởi đại dịch bệnh Covid-19

14:59 - 04/12/2021

Các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn Cần Thơ đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với 3.591 khách hàng với tổng giá trị dư nợ là 2.294,5 tỷ đồng: miễn, giảm lãi vay và giữ nguyên nhóm nợ đối với 283 khách hàng cho tổng dư nợ cuối kỳ đạt 649,3 tỷ đồng,…

Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ, đã chỉ đạo các TCTD trên địa bàn đẩy mạnh triển khai các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Ông Trần Quốc Hà – Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ, cho biết: Qua triển khai các TCTD trên địa bàn chủ động xây dựng phương án, đảm bảo hoạt động ngân hàng được an toàn, thông suốt, đơn giản hóa các quy trình, thủ tục, thực hiện cắt giảm chi phí. Lợi nhuận tập trung cho việc giảm lãi suất cho vay và cho vay mới hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch, đồng thời, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán trực tuyến tạo điều kiện cho khách hàng trong giao dịch với ngân hàng, góp phần hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Công ty may XK tại thị trấn Phong Điền, TP. Cần Thơ sản xuất kinh doanh thích ứng và linh họat với Covid-19.

Kết quả, đến đầu tháng 11-2021, các TCTD trên địa bàn đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với 3.591 khách hàng với tổng giá trị dư nợ là 2.294,5 tỷ đồng. Miễn, giảm lãi vay và giữ nguyên nhóm nợ đối với 283 khách hàng cho tổng dư nợ cuối kỳ đạt 649,3 tỷ đồng.

Doanh số cho vay mới lũy kế từ ngày 23-01-2020 đạt 74.029,5 tỷ đồng với 8.501 khách hàng còn dư nợ. Ước đến cuối năm 2021, tổng dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ là 3.200 tỷ đồng cho hơn 3.700 khách hàng, doanh số cho vay mới đạt 76.000 tỷ đồng cho hơn 8.000 khách hàng vay bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, ông Hà cho biết: Cùng với sự đồng hành  hỗ trợ doanh nghiệp của ngành Ngân hàng. Nên những này qua, tuy diễn biến dịch Coivid phức tạp, số ca F0  trên địa bàn Cần Thơ tăng trên dưới 1000 ca/ngày, nhưng nhờ vận dụng biện pháp thích ứng an toàn linh hoạt trong, phòng chống dịch COVID-19. Thành phố Cần Thơ có 83,43% doanh nghiệp (DN) đã hoạt động trở lại, từng bước ổn định sản xuất kinh doanh.

Theo Báo cáo của Sở Công thương TP.Cần Thơ, thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ; Sở Công Thương có Công văn số 3277/SCT-QLCN ngày 21-10-2021, về việc hướng dẫn tạm thời biện pháp thích ứng an toàn linh hoạt trong, phòng chống dịch COVID-19 trong hoạt động sản xuất. Đến ngày 02-12-2021 địa bàn thành phố Cần Thơ  có 997/1.195  DN ( đạt 83,43%)  đã hoạt động SXKD trở lại, tăng 689 doanh nghiệp so với thời điểm ngày 18/10). Hiện còn 198 (16,57%) /1.195 DN chưa xây dựng Kế hoạch tái hoạt động sản xuất.

Chế biến xuất khẩu cá tra trong KCN Trà Nóc- Cần Thơ

Nhờ hoạt động sản xuất kinh doanh đang từng bước ổn định, nên tổng số lao động trong tổng số 79.017 lao động, đã có 50.812 lao động có việc làm ổn định trong các doanh nghiệp (64,31%). Góp phần kéo giảm số lao động còn tạm nghỉ xuống 28.205 người (35,69%)

Trong đó tại các Khu công nghiệp (KCN)  124/170 doanh nghiệp (72,94%) đã hoạt động trở lại, tăng 26 doanh nghiệp so với ngày 18-10-2021, giúp giải quyết việc làm cho 27.368. Nhưng vẫn còn 46 doanh nghiệp (27,06) chưa xây dựng Kế hoạch tái hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến mất việc phải tạm nghỉ với 18.313 lao động.

Với các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp, đã có 873/1.025 doanh nghiệp đang hoạt động (chiếm 85,17%), tăng 661 doanh nghiệp so với thời điểm 18-10-2021, giải quyết việc làm cho 23.444 /33.336 lao động (chiếm 70,33%). Tuy nhiên vẫn còn gần 30% lao động tạm thời mất việc, do doanh nghiệp chưa hoạt động trở lại.

Theo ông Hà Vũ Sơn - Giám đốc Sở Công Thương thành phố Cần Thơ, cho biết đến nay số doanh nghiệp trong và ngoài KCN của Cần Thơ hoạt động trở lại ngày càng tăng và số lao động mất việc làm (hiện còn tạm nghỉ) dần được thu hẹp. Nhưng khó khăn lớn nhất hiện nay là một số doanh nghiệp không đủ điều kiện cơ sở vật chất để áp dụng hình thức hoạt động “3 tại chỗ”, nên phải dừng hoạt động khi địa bàn doanh nghiệp hoạt động chuyển sang mức nguy cơ cao hoặc rất cao (cấp độ 3, 4). Khu vực cách ly tạm thời cho F0, F1 bố trí chưa phù hợp, không có nhà vệ sinh riêng, thiếu bố trí thùng rác y tế có nắp đậy, hoặc chưa có lối đi riêng. Doanh nghiệp còn lúng túng trong xử lý ca F0, F1 do công tác phối hợp với các cơ quan Y tế địa phương chưa đồng bộ.

Để giải quyết những khó khăn trên, Sở Công thương TP Cần Thơ đang tích cực phối hợp với các bên liên quan triển khai công văn số 5709/UBND-HCTC ngày 8-10-2021, của UBND thành phố về việc quy định tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 tương đương Cấp độ 3. Triển khai Kế hoạch số 217/KH-UBND ngày 29-10-2021 của UBND thành phố về tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt kiêm soát hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố, ông Hà nhấn mạnh ./.

Phượng Nguyên – Văn Ca

 
https://opensky.vn/can-tho-dong-hanh-voi-doanh-nghiep-vuot-qua-kho-khan-boi-dai-dich-benh-covid-19