Hành vi lái xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn sẽ bị xử phạt rất nặng.
Khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 đã nghiêm cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Nếu cố tình vi phạm, lái xe sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Mức phạt đối với lái xe ôtô khi vi phạm nồng độ cồn
Mức nồng độ cồn ≤ 50 mg/100 ml máu hoặc ≤ 0,25 mg/1 lít khí thở thì bị phạt 6-8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 10-12 tháng; > 50 – 80 mg/100 ml máu hoặc ≤ 0,25 – 0,4 mg/1 lít khí thở thì bị phạt 16 – 18 triệu đồng; tước giấy phép lái xe 16-18 tháng; nồng độ cồn > 80 mg/100 ml máu hoặc > 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt 30-40 triệu đồng; tước giấy phép lái xe từ 22-24 tháng.
Mức phạt đối với lái xe máy khi vi phạm nồng độ cồn
Mức nồng độ cồn ≤ 50 mg/100 ml máu hoặc ≤ 0,25 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt 2-3 triệu đồng; tước giấy phép lái xe 10-12 tháng; > 50 - 80 mg/100 ml máu hoặc > 0,25 - 0,4 mg/1 lít khí thở thì mức phạt 4-5 triệu đồng; tước giấy phép lái xe 16-18 tháng; nồng độ cồn > 80 mg/100 ml máu hoặc > 0,4 mg/1 lít khí thở thì mức phạt là 6-8 triệu đồng; tước giấy phép lái xe 22-24 tháng.
Mức phạt đối với lái xe đạp khi vi phạm nồng độ cồn
Nồng độ cồn ≤ 50 mg/100 ml máu hoặc ≤ 0,25 mg/1 lít khí thở thì người điều khiển xe đạp bị phạt 80-100 nghìn đồng; nồng độ cồn > 50 - 80 mg/100 ml máu hoặc > 0,25 - 0,4 mg/1 lít khí thở, tiền phạt 200-300 nghìn đồng; và > 80 mg/100 ml máu> 0,4 mg/1 lít khí thở thì người điều khiển xe đạp phải phạt 400-600 nghìn đồng.
(Link gốc: https://laodong.vn/xe/cac-muc-phat-nong-do-con-lai-xe-nen-biet-dip-tet-2022-986404.ldo)